Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 1: Kính trọng người lớn tuổi

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 1

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 1: Kính trọng người lớn tuổi được VnDoc tổng hợp và biên tập giúp các thầy cô giáo có thêm tư liệu soạn giáo án điện tử lớp 5 và tiết kiệm thời gian chuẩn bị tiết học. Mời quý thầy cô tham khảo.

THANH LỊCH - VĂN MINH

BÀI 1: KÍNH TRỌNG NGƯỜI LỚN TUỔI

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.

2. Học sinh có kĩ năng:

  • Thưa gửi, chào hỏi lễ phép, lời nói đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi giao tiếp với người lớn tuổi.
  • Biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với thái độ chân thành.
  • Đưa và nhận bằng hai tay.
  • Biết chỉ đường, xách giúp đồ, nhường chỗ, giúp đỡ sang đường,...

3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Tranh minh hoạ trong sách HS.
  • Video clip có nội dung bài học (nếu có).
  • Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (2’)

* Mục tiêu: Giúp HS phát huy kiến thức đã học liên quan tới bài mới.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử ứng xử với người lớn tuổi.

- Đối với các cụ già em cần có thái độ như thế nào?

- Kể những việc em nên và đã làm để giúp đỡ các cụ già?

Bước 2: GV nhận xét và dẫn dắt tới nội dung bài mới.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)

* Mục tiêu: Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học.

* Cách tiến hành: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Kính trọng người lớn tuổi”.

Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (8’)

* Mục tiêu: HS nhận thấy cần ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Quan sát tranh, SHS trang 5, 6.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận nội dung theo từng tranh:

- Tranh 1: Bạn nhỏ có lời nói, cử chỉ lễ phép, đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi chỉ giúp đường cho bà cụ > Bạn nhỏ có thái độ ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.

- Tranh 2: Bạn Hùng có lời nói lễ phép khi chào người lớn tuổi nhưng khi chào, bạn Hùng không nhìn vào người được chào mà vẫn đọc truyện > Bạn Hùng có thái độ ứng xử chưa thể hiện sự kính trọng người lớn tuổi.

- Tranh 3: Bạn nhỏ có lời nói, cử chỉ lễ phép, đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi nhặt giúp người lớn tuổi chiếc khăn > Bạn nhỏ có ý thức giúp đỡ mọi người.

- Tranh 4: Bạn nhỏ có lời nói, cử chỉ lễ phép, đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi chào hỏi, giúp đỡ người lớn tuổi > Bạn nhỏ có thái độ ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.

Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra nội dung lời khuyên, SHS trang 7.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (7’)

* Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến với hành vi đúng hoặc hành vi chưa đúng khi giao tiếp, ứng xử với người lớn tuổi.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 7.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận nội dung theo từng trường hợp:

a) Bạn Thi vui vẻ giúp đỡ người lớn tuổi. Bạn không chỉ giúp đỡ mà thái độ ứng xử vui vẻ, tự nguyện.

b) Tuấn mải chơi, trả lời không biết khi có người hỏi đường >Tuấn không sẵn sàng giúp đỡ người lớn tuổi.

c) Trang mời bà của Hương vào nhà ngồi đợi, rót nước mời bà uống. Trang có thể chỉ chào bà của Hương nhưng khi biết nhà Hương không có ai ở nhà Trang đã quan tâm, giúp đỡ bà chu đáo, thái độ lễ phép, nhiệt tình.

d) Tham gia biểu diễn văn nghệ chúc mừng ngày hội Người cao tuổi là việc làm ý nghĩa. Nhiệt tình tham gia biểu diễn văn nghệ chúc mừng ngày hội Người cao tuổi thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với người lớn tuổi.

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (7’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi đẹp khi ứng xử với người lớn tuổi ở mọi nơi, mọi lúc.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 7.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận từng trường hợp:

a) Khi mẹ nhờ việc, Mai nói “Vâng ạ” nhưng không thực hiện việc mẹ nhờ.

> Tuy lời nói của Mai đúng nhưng hành vi thể hiện chưa kính trọng mẹ.

b) Lan đọc báo cho bà Tâm hàng xóm > Lan biết quan tâm, chăm sóc người lớn tuổi.

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

Hoạt động 5: Trao đổi, thực hành (7’)

* Mục tiêu: Giúp HS thực hành giao tiếp với người lớn tuổi.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 7 (GV gợi ý cho HS xây dựng lời thoại thể hiện những lời nói, cử chỉ, thái độ đúng mực vừa được học).

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV nhận xét và động viên HS theo từng tình huống.

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

3. Củng cố dặn dò: (2’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.

- Chuẩn bị bài 2 “Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ”.

Hs nêu miệng nối tiếp.

Hs ghi bài.

Hs quan sát tranh. Thảo luận nhóm bàn.

Đại diện nêu kết quả, nhận xét T1:thái độ của bạn nhỏ thể hiện hành vi như thế nào?.

T2: hành vi của Hùng thể hiện thái độ thế nào?

T3: Bạn nhỏ thể hiện ý thức NTN?

T4: Thái độ của bạn nhỏ thể hiện điều gì?

Nghe và nối tiếp nêu lại lời khuyến (SHS trang 7)

Nối tiếp đọc và nêu ý kiến của mình, các bạn trong lớp nhận xét.

Hs nêu liên hệ trong lớp, trong trường.

Hs cá nhân nhận xét và tự liên hệ bản thân.

Hs thực hành theo nhóm bàn.

1, 2 em nhắc lại.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5 môn khác

    Xem thêm