Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án nghề Tin học văn phòng lớp 11 - Bài 13

Giáo án nghề Tin học văn phòng 11 bài 13

Giáo án nghề Tin học văn phòng lớp 11 - Bài 13 là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay nằm trong chương trình giáo dục hướng nghiệp 11, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo để chuẩn bị bài soạn giảng hiệu quả và dễ dàng hơn.

GIÁO ÁN TIN HỌC VĂN PHÒNG LỚP 11

BÀI 13: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP

A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Biết tác dụng và biết sử dụng các tính năng tìm kiếm và thay thế.

- Hiểu tính năng gõ tắt và biết cách sử dụng.

- Biết nguyên tắc bảo vệ và vận hành bằng mật khẩu.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được các thao tác tìm kiếm, thay thế, gõ tắt.

- Tạo được dãy các kí tự để gõ tắt.

- Đặt được các loại mật khẩu để bảo vệ văn bản.

B/ PHƯƠNG TIỆN

1. Chuẩn bị của GV: SGK, máy vi tính

2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi

C/ NỘI DUNG

TIẾT 34

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Đưa ra văn bản có nhiều câu giống nhau, ở cách xa nhau trong văn bản Hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức đã học lớp 10 vận dụng đưa ra cách giải quyết cho văn bản này.

Dạy qua lại và thực hành mẫu

Ø Hỏi: Có những công cụ trợ giúp soạn thảo nào đã học ở lớp 10 àGiúp học sinh nhớ lại.

Ø Hỏi: Tác dụng của 2 công cụ này

→ Giúp tìm kiếm đoạn văn cần trong văn bản dài theo từ khoá liên quan đến đoạn văn đó.

→ Đối với những văn bản dài có nhiều câu giống nhau nằm ở các vị trí bất lợi với thao tác sao chép công cụ thay thế rất hữu hiệu.

Ø Hỏi: Đặc điểm

→ Văn bản được soạn xong có chứa các cụm từ tắt muốn thay thế để tiết kiệm được thời gian.

→ Công cụ này chỉ có tác dụng với văn bản hiện thời.

Ø Hỏi: Muốn gọi công cụ đó làm thế nào?

Ø Giáo viên tiến hành thực hiện mẫu với văn bản mẫu để cả lớp quan sát và có thể nhớ lại kiến thức giúp các em nắm bắt chắc chắn hơn nữa.

Quan sát, nhớ lại kiến thức → áp dụng để có thể đưa ra cách giải quyết là sử dụng các công cụ trợ giúp soạn thảo: Tìm kiếm và thay thế, gõ tắt và sửa lỗi.

BÀI 13: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP

I/ Tìm kiếm và thay thế:

1) Tìm kiếm:

- B1: Vào Edit à Find Hoặc tổ hợp Ctrl + F.

- B2: Gõ từ (cụm từ) cần tìm vào ô Find What.

- B3: Nháy Find Next để tìm.

Chú ý:

- Nếu tìm thấy cụm từ đó sẽ xuất hiện trên màn hình ở dạng bôi đen.

- Nếu muốn tìm cụm từ đó ở vị trí tiếp thì thực hiện lại B3.

2) Thay thế:

- B1: Vào Edit Replace Hoặc tổ hợp Ctrl + H.

- B2: - Gõ từ tắt cần thay thế trong ô Find What.

- Gõ cụm từ đầy đủ dùng thay thế trong ô Replace With.

- B3: Nháy Find Next.

- B4: Thay thế

- Nút Replace: Thay thế từ đang được bôi đen.

- Nút Relpace All: Thay thế cụm từ tắt đó đang ở mọi vị trí trong văn bản.

Chú ý: Nếu thay thế cụm từ tắt ở từng vị trí trong văn bản theo yêu cầu cần kết hợp lại các bước 3 và 4.

3) Tìm kiếm chính xác trong các công cụ này

- B1: Vào nút More khi mở các công cụ này.

- B2:

- Tìm kiếm phân biệt chữ hoa và thường: Chọn nút Match case.

- Tìm kiếm từ nguyên vẹn: Chọn nút Find whole words only.

Ø Hỏi: Giáo viên gợi ý để học sinh có thể nhớ lại công cụ không kém gì với thay thế.

Ø Hỏi: Đặc điểm của nó.

- Tác dụng: Tự động trả ra từ đúng chính tả (hoặc cụm từ đầy đủ) nếu gõ từ sai (hoặc cụm từ tắt).

- Điều kiện: Cần định nghĩa trước các từ đúng chính tả và các cụm từ đầy đủ dùng thay thế.

Ø Hỏi: Lấy lại ví dụ về văn bản có nhiều câu giống nhau trên và sử dụng đến loại công cụ này cần thực hiện theo phương thức như thế nào?

- Gợi ý: Cần sử dụng công cụ này để định nghĩa các các cụm từ tắt giúp trả ra cụm từ đầy đủ.

- Tiến hành thực hiện luôn để học sinh quan sát và gõ cụm từ tắt đó để học sinh quan sát điều gì xẩy ra.

- Hỏi học sinh về xử lý với những cụm từ lặp lại còn lại.

II) Gõ tắt và sửa lỗi

1) Định nghĩa.

- B1: Vào Tools Autocorrect Options ....(H69/T121)

- B2: Khung Replace: Gõ từ sai lỗi chính tả thường gặp (hoặc cụm từ tắt hay gặp).

- B3: Khung With: Gõ từ đúng chính tả (hoặc cụm từ đầy đủ).

- B4: Nháy nút Add

2) Chú ý:

- Nếu không muốn sử dụng công cụ gõ tắt và sửa lỗi này để thay thế trong soạn thảo bỏ dấu √ ở dòng Replace text as you type.

- Nếu muốn bỏ định nghĩa nào: Hãy chọn ở khung dưới Nháy nút Delete.

Ø Hỏi: Nếu văn bản của mình rất quan trọng không muốn cho người khác mở để xem thì làm thế nào? Cần đặt mật khẩu.

Ø Đưa ra cách đặt mật khẩu, đồng thời tiến hành thực hiện mẫu để các em cùng quan sát.

III/ BẢO VỆ VĂN BẢN.

- B1: Vào Tools Options.

- B2: Chọn bảng Security.

- B3: Nhập mật khẩu

- Đặt mật khẩu để mở văn bản: Password to Open.

- Đặt mật khẩu để sửa văn bản: Password to modify.

Chú ý: Tuỳ vào ý định của bạn để có thể đặt một trong 2 loại mật khẩu hoặc cả 2.

- B4: Nhấn OK, gõ lại mật khẩu Nhấn lại OK để chấp nhận.

TIẾT 35 - 36 (THỰC HÀNH)

Hoạt động HS

Hoạt động HS

Đưa ra văn bản về danh sách học sinh có những địa chỉ giống nhau

Ø Hỏi: Đưa ra cách giải quyết → Gợi ý học sinh sử dụng công cụ thay thế.

Ø Hỏi: Làm thế nào để có thể sử dụng được công cụ này? → Khi soạn thảo không gõ câu đầy đủ mà gõ từ tắt thay thế cho cụm từ đó. VD: Hết bạn thứ nhất gõ da.

Ø Yêu cầu học sinh thực hành và quan sát để chỉ dẫn các em

Ø Hỏi và gợi ý tương tự với công cụ gõ tắt.

Hãy lưu văn bản soạn thảo với tên Danh sach 10C

1) Trang 1: Nhập, trình bày văn bản dưới đây:

Yc: Hãy soạn thảo để có thể sử dụng công cụ thay thế giúp soạn thảo nhanh hơn → Hãy sử dụng các cụm từ tắt trong văn bản.

da → Đông Á, Đông Hưng

dh → Đông Hoàng, Đông Hưng

dv → Đông Vinh, Đông Hưng.

dt → Đông Tân, Đông Hưng.

Danh sách lớp 10C

1. Nguyễn Xuân Anh - Đông Á, Đông Hưng.

2. Lê Thị Thuỳ Chi - Đông Phong, Đông Hưng.

3. Đoàn Ngọc Chung - Đông Á, Đông Hưng.

4. Bùi Diệu Anh - Đông Vinh, Đông Hưng.

5. Vũ Thị Dịu - Đông Tân, Đông Hưng

6. Nguyễn Tiến Duy - Đông Tân, Đông Hưng.

7. Phạm Xuân Dương - Đông Phong, Đông Hưng.

8. Phí Văn Đạt - Đông Hoàng, Đông Hưng.

9. Lê Trà Giang - Đông Hoàng, Đông Hưng.

10. Tống Thị Giang - Đông Vinh, Đông Hưng.

11. Đào Thị Thu Hà - Đông Phong, Đông Hưng.

12. Lê Thị Hà - Đông Á, Đông Hưng.

13. Lê Xuân Hà - Đông Vinh, Đông Hưng.

14. Phạm Thị Hà - Đông Hoàng, Đông Hưng.

15. Bùi Thị Mỹ Hạnh - Đông Vinh, Đông Hưng.

2) Trang 2: soạn thảo, trình bày lại văn bản trên bằng cách sử dụng công cụ: Gõ tắt và sửa lỗi (Cần định nghĩa trước các cụm từ tắt trước khi soạn thảo để và gõ các cụm từ đó trong văn bản).

3) Tiến hành đánh số trang, xem văn bản và tiến hành định dạng trang (trên - dưới - trái - phải = 2,5 - 2 - 3 - 2)

4) Hãy lập mật khẩu mở và lập mật khẩu sửa cho văn bản này.

D/ CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ

- Luôn nhắc học sinh cần lưu văn bản thường xuyên.

- Nhấn mạnh: Với những văn bản có nhiều cụm từ dài giống nhau, nằm ở nhiều vị trí. Nên gõ cụm từ tắt khi soạn thảo, và tiến hành sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế hoặc có thể định nghĩa các cụm từ hay gặp ở nhiều văn bản để tiết kiệm thời gian trong soạn thảo.

Đánh giá bài viết
1 2.658
Sắp xếp theo

    Giáo án Tin học văn phòng lớp 11

    Xem thêm