Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm 2020 - 2021

Giáo án Ngữ văn 9 đầy đủ năm 2020 - 2021

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm 2020 - 2021 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lại. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô tham khảo, chuẩn bị tốt các bài giảng cho năm học mới này

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

(Lê Anh Trà)

1. Mục tiêu cần đạt:

2. Kiến thức:Giúp HS:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

3. Tư tưởng:Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức HCM.

4. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng, văn nghị luận.

* GDKN SỐNG:- Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh( kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại) xác định mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.

B. Chuẩn bị:

- GV: SGV- SGK- Tài liệu- Thiết bị dạy học.

- HS: SGK- Soạn bài.

- PP: Động não, mảnh ghép, phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, bình giảng .

1. Hoạt động dạy học:

2. Ổn định tổ chức: (1')

3. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. (4')

Bài mới: (5’)

Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới (Người được tặng danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới năm 1990). Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai.

( Phong: Là vẻ bên ngoài; Cách: Là cách thức để trưng bày ra, là cá tính của mỗi người. Như vậy phong cách là cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử… thể hiện cá tính riêng của một người hay một lớp người nào đó.)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Ghi bảng

Hoạt động 1: (30') Đọc- chú thích.

* Mục tiêu: HS đọc bước đầu tiếp cận văn bản và hiểu được từ khó, tác giả tác phẩm, phương thức biểu đạt, bố cục.

* Phương pháp: Phát vấn đàm thoại.

H: Văn bản ra đời vào thời điểm nào?

H: Lê Anh Trà đã viết về đề tài nào?

H: Tác giả muốn giúp ta hiểu thêm gì về Bác kính yêu?

GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc chậm rãi, khúc triết.

GV đọc mẫu và gọi 2 HS đọc tiếp.

GV yêu cầu 2 HS nêu và giải đáp nghĩa của một số từ Hán Việt trong phần chú thích SGK- 7.

H: Lê Anh Trà thể hiện bài viết bằng kiểu văn bản nào? Phương thức biểu đạt là gì?

H: Theo em vì sao ông chọn kiểu văn bản đó? Trong bài viết tác giả đã dùng những yếu tố gì để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

H: Văn bản có bố cục gồm mấy phần? Mỗi phần tương ứng với đoạn nào của văn bản?

H: Nội dung chính của các phần trong văn bản?

Hoạt động 2: (30') Đọc- hiểu ý nghĩa văn bản.

* Mục tiêu: HS hiểu được quá trình hình thành, biểu hiện, vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.

* Phương pháp : Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, bình giảng, phát vấn đàm thoại.

GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu của văn bản.

H: Qua đoạn văn bản, em có nhận xét như thế nào về vốn tri thức văn hóa của Chí Minh?

H: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh?

GV tích hợp với lịch sử lớp 9 qua bài “Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc”.

H: Mặc dù đã tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng Bác đã tiếp thu chúng như thế nào?

H: Người đã làm thế nào để tiếp nhận vốn tri thức của các nước trên thế giới?

H: Theo em, điều kì lạ nhất trong phong cách Chí Minh là gì?

H: Em suy nghĩ gì trước sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác?

H: Để làm nổi bật lên phong cách của Người, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào?

H: Lê Anh Trà đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu về phong cách HCM? tác dụng?

H: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đã góp phần làm nên vẻ đẹp nào ở Người?

GV yêu cầu HS đọc phần 2.

H: Lối sống giản dị rất Việt Nam, rất phương đông của Bác được thể hiện ở những khía cạnh nào?

H: Khi giới thiệu về phong cách HCM, tác giả đã liên tưởng tới những ai? điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

(Giống: giản dị, thanh cao

Khác: các vị hiền triết họ sống ở ẩn, vui thú vườn quê, đạm bạc. Bác làm lãnh tụ gắn bó khó khăn gian khổ với nhân dân.)

H: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phong cách HCM?

H: Qua đó, em hiểu gì về thái độ và tình cảm của tác giả đối với Bác?

H: Qua bài viết, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?

H: Em sẽ làm gì để xứng đáng với Bác kính yêu?

H: Từ vẻ đẹp của Người, em liên tưởng tới những bài thơ, câu văn hay mẩu chuyện nào về Bác?

Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn phần ghi nhớ.

* Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cơ bản của văn bản .

* Phương pháp :Đọc hiểu nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại.

H: Những yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức hấp dẫn và thuyết phục của bài viết?

H: Em nhận xét gì về vai trò của yếu tố nghệ thuật trong văn bản nhật dụng khi dùng văn thuyết minh? ( tích hợp chờ tiết 4, 5)

H: Qua văn bản, em hiểu thêm gì và Bác kính yêu?

HS dựa vào phầm chú thích nhỏ cuối văn bản để trả lời.

2 HS đọc tiếp văn bản.

HS giải thích nghĩa các từ: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, danh nho….

HS: Kiểu văn bản nhật dụng.

+ Thuyết minh và nghị luận.

Văn bản nhật dụng.

(Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt con người và cộng đồng như môi trường, xã hội )

- Giúp cho người dân VN hiểu thêm về Bác qua bài báo ngắn và ngôn ngữ dễ hiểu, mang tính đại chúng…

HS: bố cục gồm ba phần.

- Đoạn 1: Từ đầu đến hiện đại: Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

- Đoạn 2: tiếp đến hạ tắm ao: Những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.

- Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa văn hoá của phong cách HCM.

1 em đọc.

HS: Vốn tri thức văn hóa sâu rộng

- HS: Trong quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ năm 1911…

- Người ghé lại nhiều hải cảng…

- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.

- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá thế giới một cách uyên thâm…

HS: Người tiếp thu một cách chủ động và tích cực: nắm vững ngôn ngữ giao tiếp; học qua thực tế và sách vở-> có kiến thức uyên thâm.

HS: Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá và tiếp thu cái hay cái đẹp của nó đồng thời phê phán những tiêu cực của CNTB.

HS tự bộc lộ.

HS: - P2 thuyết minh: kể, liệt kê, so sánh, bình luận

HS: nghệ thuật liệt kê-> giúp người đọc hiểu được mọi biểu hiện của phong cách HCM.

⇒ Đảm bảo tính khách quan, tạo sức thuyết phục lớn, khơi gợi người đọc cảm xúc tự hào, kính yêu Bác.

HS đọc.

HS phát hiện

HS thảo luận: Phong cách HCM là sự kết hợp 2 yếu tố…

- Hiện đại: tinh hoa văn hoá của các nước tiên tiến trên thế giới.

- Truyền thống: nhân cách Việt Nam, nét đẹp văn hoá Việt và văn hoá phương Đông.

HS: Tác giả liên tưởng tới Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm- những người anh hùng và danh nhân văn hoá Việt Nam

- So sánh với cách sống của cac nhà hiền triết trong LS (NT. NBK) để thấy được vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao

+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó

+ Không phải lối sống tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.

HS: Cảm phục trước vẻ đẹp thanh cao giản dị của vị chủ tịch nước và ca ngợi nét đẹp trong phong cách của Người.

HS: Lòng yêu kính và tự hào về Bác.

HS: Học tập và noi gương Bác.

HS đọc thơ, kể chuyện hoặc hát về Bác.

HS: Kết hợp yếu tố thuyết minh và nghị luận

HS tự trình bày

I. Tìm hiểu chung:

1/ Tác giả:

Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở tỉnh Quảng Ngãi, là nhà báo, nhà giáo.

2/ Tác phẩm

Trích trong HCM và văn hoá VN

3/ Đọc:

4/ Thể loại: văn bản nhật dụng( NL – Thuyết minh)

5/ Bố cục băn bản.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

- Vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Bác nhờ:

+ Đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa trên thế giới.

+ Bác nói, viết nhạo nhiều thứ tiếng.

+ Làm nhiều nghề khác nhau.

+ Ham tìm tòi, học hỏi

- Người tiếp thu một cách có chọn lọc:

+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực

+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động

+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.

=> Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.

2. Những nét đẹp trong lối sống, phong cách Hồ Chí Minh

- Bác có lối sống vô cùng giản dị

+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ

+Trang phục giản dị

+ Ăn uống đạm bạc

- Một lối sống giản dị nhưng vô cùng thanh cao:

+ So sánh Bác với các vị hiền triết xưa

+ Không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.

=> Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bình dị mà thanh cao.

III. Tổng kết

1) Nghệ thuật:

- Đan xen thơ và dùng từ Hán việt

- Kết hợp phương thức tự sự biểu cảm, lập luận.

- Phép so sánh, đối lập.

2) Nội dung;

Vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại giữa thanh cao và giản dị.

IV) Luyện tập

Tài liệu còn rất nhiều quý thầy cô tải về tham khảo đầy đủ nội dung của bài

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Giáo án Ngữ văn 9 cả năm 2020 - 2021. Tài liệu được biên soạn chi tiết cùng cách trình bày khoa học. Mời quý thầy cô tải về tham khảo

.......................................................................

Ngoài Giáo án Ngữ văn 9 cả năm 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm