Giáo án ôn tập hè Lớp 10

Giáo án ôn tập hè Lớp 10 môn Toán

Giáo án ôn tập hè Lớp 10 giúp thầy cô giáo hướng dẫn các em học sinh củng cố và ôn tập kiến thức môn Toán lớp 10 hiệu quả. Đồng thời, giáo án lớp 10 môn Toán này còn giúp các em chủ động tự học và ôn tập bài tại nhà. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo và tải bộ giáo án miễn phí.

Đề cương ôn tập hè
Môn: Toán 10

A. Đại số
Tiết 1+2: Bài 1: Hàm số

I. Hàm số bậc nhất:
1. Định nghĩa và các tính chất:

  • Dạng: y= ax+b (a#0).
  • TXD: D=R.
  • Hàm số đồng biến nếu a > 0.
  • Hàm số nghịch biến nếu a <0.
  • Đồ thị là đường thẳng đi qua hai điểm A(0;b) và B.

2.Các dạng bài tập cơ bản:

Dạng 1: Vẽ đồ thị hàm số:

Bài 1: Vẽ đồ thị các hàm số sau:
a. y= 2x-3 b. y= -x+2 c. y= -3x -2 d. y= 4x+3.

Dạng 2: Xác định hàm số biết tính chất của nó:

Bài 2: Tìm a sao cho hàm số sau: y=2x - a(x-1).
a. Đi qua gốc toạ độ O.
b. Đi qua A(-1;2).
c. Song song với đường thẳng y= -3x-2.

Bài 3: Trong mỗi trường hợp sau xác định a và b sao cho đường thẳng y=ax+b:
a. Cắt đường thẳng y=2x+5 tại điểm có hoành độ bằng -2 và cắt đường thẳng y=-3x+4 tại điểm có tung độ bằng -2.
b. Song song với đường thẳng y và đi qua giao điểm của hai đường thẳng và y=3x+5.

Tiết 3+4: II. Hàm số bậc hai:

1. Định nghĩa và các tính chất:

+ Dạng: y.
+ TXD: D=R.
+ Bảng biến thiên.
+ Dạng đồ thị: Đồ thị của hàm số ylà parabol có đỉnh là điểm, có trục đối xứng là đường thẳng x hướng bề lõm lên khi a>0 và xuống khi a<0.

* Phép tịnh tiến đồ thị: Cho hàm số y= f(x) có đồ thị (C); p và q là hai số không âm.

+ Khi tịnh tiến (C) lên trên q đơn vị, ta được đồ thị của hàm số y= f(x)+q.
+ Khi tịnh tiến (C) xuống dưới q đơn vị, ta được đồ thị hàm số y=f(x)-q.
+ Khi tịnh tiến (C) sang trái p đơn vị, ta được đồ thị hàm số y=f(x+p).
+ Khi tịnh tiến (C) sang phải p đơn vị, ta được đồ thị hàm số y=f(x-p).

2. Các dạng bài tập cơ bản:

Bài 1: Cho hàm số: y=1/2x2(C)

a. Khảo sát và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho.
b. Nếu tịnh tiến (C) lên trên hai đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
c. Nếu tịnh tiến (C) xuống dưới ba đơn vị, ta được đồ thi hàm số nào?
d. Nếu tịnh tiến (C) sang phải một đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?
e. Nếu tịnh tiến (C) sang trái bốn đơn vị ta được đồ thị hàm số nào?

Bài 2: Cho hàm số y=2/3x2(C)

a. Vẽ đồ thị (C) của hàm số trên.
b.Từ độ thị (C), bằng phép tịnh tiến hãy vẽ đồ thị các hàm số sau.

Bài 3: Cho hàm số: y= x2-4x-3 (C)

a. Vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho.
b. Dựa vào đồ thị (C) hãy chỉ ra khoảng mà trên đó hàm số chỉ nhận giá trị dương.
c. Dựa vào đồ thị (C) hãy chỉ ra các khoảng mà trên đó hàm số chỉ nhận giá trị.

Đánh giá bài viết
2 5.270
Sắp xếp theo

    Giáo án ngoài giờ lên lớp

    Xem thêm