Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án dạy thêm Toán 7 học kì 2

Giáo án dạy thêm Toán 7

Giáo án dạy thêm Toán 7 học kì 2 tổng hợp các bài giáo án dạy thêm học kì 2 môn Toán lớp 7 giúp các thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Toán 7. Bộ giáo án dạy phụ đạo Toán lớp 7 này được thiết kế khoa học và kỹ lưỡng để thầy cô hướng dẫn các em chi tiết và nắm chắc kiến thức môn Toán 7. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo bài giáo án điện tử dạy thêm lớp 7 dưới đây.

Buổi 1. ÔN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU:

  • Ôn luyện trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác. Trường hợp cạnh - cạnh - cạnh và cạnh - góc - cạnh.
  • Vẽ và chứng minh 2 tam giác bằng nhau, suy ra cạnh hoặc góc bằng nhau.
  • Rèn kỹ năng vẽ hình, suy luận, trình bày.

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Tổ chức lớp (1')

2. Bài mới (114')

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

GHI BẢNG

? Nêu các bước vẽ một tam giác khi biết ba cạnh?
? Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác?

GV đưa ra hình vẽ bài tập 1.

? Để chứng minh tam giác ABD = tam giác CDB ta làm như thế nào?
HS lên bảng trình bày.

HS nghiên cứu bài tập 22/ sgk.
HS: Lên bảng thực hiện các bước làm theo hướng dẫn, ở dưới lớp thực hành vẽ vào vở.
? Ta thực hiện các bước nào?

H:- Vẽ góc xOy và tia Am.
- Vẽ cung tròn (O; r) cắt Ox tại B, cắt Oy tại C.
- Vẽ cung tròn (A; r) cắt Am tại D.
- Vẽ cung tròn (D; BC) cắt (A; r) tại E.
? Qua cách vẽ giải thích tại sao OB = AE?
OC = AD? BC = ED?

? Muốn chứng minh góc DAE = góc xOy ta làm như thế nào?
HS lên bảng chứng minh OBC = AED.

GV đưa ra bài tập 3.

Cho hình vẽ sau, hãy chứng minh:
a, ABD = CDB
b, ADB = DBC
c, AD = BC
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

HS lên bảng ghi GT – KL.

? ABD và CDB có những yếu tố nào bằng nhau?
? Vậy chúng bằng nhau theo trường hợp nào?

HS lên bảng trình bày.
HS tự làm các phần còn lại.

GV đưa ra bài tập 4:

Cho ABC có <900. Trên nửa mặt phẳng chứa đỉnh C có bờ AB, ta kẻ tia AE sao cho: AE AB; AE = AB. Trên nửa mặt phẳng không chứa điểm B bờ AC, kẻ tia AD sao cho: AD AC; AD = AC. Chứng minh rằng: ABC = AED.

HS đọc bài toán, lên bảng ghi GT – KL.
? Có nhận xét gì về hai tam giác này?
HS lên bảng chứng minh.
Dưới lớp làm vào vở, sau đó kiểm tra chéo các bài của nhau.

I. Kiến thức cơ bản:

1. Vẽ một tam giác biết ba cạnh.

2. Trường hợp bằng nhau c - c - c.

3. Vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa.

4. Trường hợp bằng nhau c - g - c.

5. Trường hợp bằng nhau đặc biệt của tam giác vuông.

II. Bài tập:

1.Bài tập 1: Cho hình vẽ sau. Chứng minh:

a, ABD = CDB
b, ADB = DBC

Giải

a, Xét ABD và CDB có:
AB = CD (gt)
AD = BC (gt)
DB chung
ABD = CDB (c.c.c)

b, Ta có: ABD = CDB (chứng minh trên)
= (hai góc tương ứng)

2.Bài tập 22/ SGK - 115:

Xét OBC và AED có:
OB = AE = r
OC = AD = r
BC = ED
Tam giác OBC = Tam giác AED.
BOC = EAD hay EAD = xOy.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu Giáo án dạy thêm Toán 7 học kì 2. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu môn Toán 7 khác như: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án ngoài giờ lên lớp

    Xem thêm