Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án phụ đạo Toán 7

Giáo án bồi dưỡng Toán 7

Giáo án phụ đạo Toán 7 là bộ giáo án bồi dưỡng Toán 7 khoa học, chi tiết gồm nhiều bài để thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án hướng dẫn các em nắm chắc kiến thức môn Toán lớp 7. VnDoc chúc thầy cô và các em có những tiết học hiệu quả.

GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG & PHỤ ĐẠO TOÁN 7


B1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ, CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA CÁC SỐ HỮU TỈ:

I. MỤC TIÊU:

  • Kiến thức: Ôn tập, mở rộng phát triển tập hợp Q, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số hữu tỉ.
  • Kĩ năng: Cộng, trừ, nhân, chia 2 số hữu tỉ, so sánh 2 số hữu tỉ.
  • Thái độ: Nghiêm túc, tính cẩn thận, linh hoạt và sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với mục tiêu và vừa sức HS.
  • HS: Ôn tập theo HS của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động của GV & HS

Yêu cầu cần đạt

I. Tập hợp Q các số hữu tỉ.


?1. Nêu khái niệm tập hợp các số hữu tỉ, kí hiệu? Các loại số thuộc tập hợp Q ?

?2. Trên trục số mỗi số hữu tỉ được biểu diễn như thế nào ?

?3. Với 2 số hữu tỉ x, y khi so sánh về chúng có những khả năng nào có thể xảy ra? Ta có thể so sánh chúng như thế nào?

?4. Nêu cách cộng, trừ hai số hữu tỉ ?

?5. Nêu quy tắc chuyển vế ?

?6. Nêu quy tắc nhân phân số và các tính chất cơ bản của phép nhân phân số?

?7. Nêu quy tắc chia phân số?
GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất cách trả lời và nhắc lại cách trả lời để khắc sâu cho HS.

Lưu ý HS: * Vì mỗi số hữu tỉ đều có thể viết dưới dạng phân số nên các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm theo quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và với mỗi phép tính nó cũng có các tính chất như vậy.
Hay vì Z Q nên những tính chất nào có trong Z đều có trong Q.
* Từ đó ta có thể rút ra những chú ý gì ?

I. Tập hợp Q:

1. Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số a/b với a, b.

- Kí hiệu tập hợp số hữu tỉ: Q
- Tập Q gồm Q+, Q- và số 0.

2. Bất kì số hữu tỉ nào cũng có thể biểu diễn trên trục số.

- Trên trục số điểm biểu diễn số hữu tỉ x đgl điểm x.

3. Với 2 số hữu tỉ x, y ta luôn có: x = y hoặc x > y; hoặc x < y.

* Ta có thể so sánh 2 số hữu tỉ bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.
* Nếu x < y thì trên trục số điểm x ở bên trái điểm y.
*Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương; Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm.
* Số 0 không phải là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.

4. Cộng, trừ hai số hữu tỉ x, y ta có thể viết chúng dưới dạng phân số có cùng một mẫu số dương rồi áp dụng quy tắc cộng, trừ phân số.

5. Khi chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó.
* Với x, y, z Q: x+y=zx=z - yy=z- xx+y-z=0

6. QT: Muốn nhân phân số với phân số ta nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án ngoài giờ lên lớp

    Xem thêm