Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 9: Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tiếp theo)

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 9: Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận tiếp theo giúp học sinh nắm được kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi. Đồng thời biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Tập làm văn

Luyện tập thuyết trình, tranh luận

I. Mục tiêu

1. Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.

II. Đồ dùng dạy - học

- Bảng phụ ghi sẵn các ý kiến của các nhân vật trong đoạn văn của Bài tập 1.

- Bút dạ và giấy khổ to để HS ghi lại các lí lẽ và dẫn chứng mở rộng.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu hai HS nêu lại kết quả Bài tập 3 các em đã được học ở tiết trước và hoàn chỉnh ở nhà.

- Hai HS đứng tại chỗ thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

- GV nhận xét việc làm bài của HS ở nhà và cho điểm.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Các em đã biết cách làm thế nào để thuyết trình, tranh luận có sức hấp dẫn, có khả năng thuyết phục người khác để đạt được mục đích. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em vận dụng những điều đó để mở rộng lí lẽ, dẫn chứng khi thuyết trình, tranh luận một vấn đề cụ thể.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1

- Gọi một HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 1 trong SGK.

- Một HS đọc to Bài tập 1, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn trong nhóm.

- GV nói thêm: Để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trước hết các em phải nắm được vấn đề thuyết trình, tranh luận là gì, ý kiến của mỗi nhân vật ra sao?

- HS lắng nghe.

+ Truyện có những nhân vật nào?

+ Đất, Nước, Không khí, ánh sáng.

+ Vấn đề tranh luận là gì?

+ Cái gì cần nhất đối với cây xanh?

+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào?

+ Ai cũng cho mình là quan trọng nhất. Đất nói: mình có chất màu để nuôi cây lớn, không có mình cây không lớn được. Nước..... ... ánh sáng.........Không khí..........

- Khi HS trả lời GV nghe nhận xét kết hợp với đưa bản phụ ghi sẵn nội dung để HS tham khảo.

- HS đọc lại.

Nhân vật

ý kiến

Lí lẽ, dẫn chứng

Đất

Cây cần đất nhất.

Đất có chất màu nuôi cây.

Nước

Cây cần nước nhất.

Nước vận chuyển chất màu.

Không khí

Cây cần không khí nhất.

Cây không thể sống thiếu không khí.

ánh sáng

Cây cần ánh sáng nhất.

Thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.

- GV nhắc HS chú ý:

+ Khi tranh luận các em phải xưng “tôi”. Các nhân vật sau khi nêu tầm quan trọng của mình có thể phản lại ý kiến của các nhân vật khác. VD: Đất phản bác ý kiến của ánh sáng là thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh nhưng chưa thể chết ngay được. Tuy nhiên tranh luận phải có lí có tình và tôn trọng lẫn nhau.

+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.

- HS làm việc theo nhóm:

+ Mỗi em chọn đóng vai một trong bốn nhân vật, dựa vào ý kiến của một nhân vật, suy nghĩ mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng, viết lại vào giấy nháp.

+ Sau đó từng HS tập thuyết trình tranh luận cùng các bạn trong nhóm để bảo vệ ý kiến của mình. Cả nhóm nghe bổ sung lí lẽ và ý kiến cho bạn.

- GV mời các nhóm cử đại diện thi thuyết trình, tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bắt thăm để nhận vai tranh luận (Đất, nước, không khí, ánh Sáng)

- Đại diện các nhóm đóng vai thuyết trình tranh luận trước lớp.

GV có thể ghi tóm tắt những ý kiến có lí lẽ, dẫn chứng mở rộng hay lên bảng.

Ý kiến của từng nhân vật

Lí lẽ, dẫn chứng mở rộng

Đất:

- Có chất màu nuôi cây.

- Cung cấp chất màu và muối khoáng để nuôi sống cây. Nếu nhổ cây ra khỏi đất thì cây sẽ chết ngay.

Nước:

- Vận chuyển chất màu để nuôi cây.

- Nước vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán dù có đất, cây cối vẫn héo khô...

Không khí:

- Cây cần khí trời để sống.

- Cây cần không khí cũng như con người. Nếu để cây trong bình kín hoặc bọc trong túi ni lông thiếu dưỡng khí cây sẽ dần dần bị chết ....Vì thế nên không khí là cần nhất.

ánh sáng:

- Làm cho cây có màu xanh.

- Thiếu ánh sáng chúng tôi, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Không có ánh dáng, cây sẽ rất yếu ớt, khó sống, cây không thể gọi là cây xanh. Chẳng thế mà bao gia đình trồng cây cảnh trong nhà vãn phải chọn tìm chỗ có nhiều ánh sáng cho cây.

- GV gọi một đến hai HS khá giỏi đóng vai người chứng kiến cuộc tranh luận và đưa ra ý kiến phân xử thuyết phục rằng: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí, ánh sáng.

- Một đến hai HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV và HS nhận xét, bình chọn ra người tranh luận giỏi.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bài tập 2

- Yêu cầu HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 2 trong SGK. GV giải thích cho HS biết đèn trong bài ca dao nói đến là đèn dầu.

- Một HS đọc to Bài tập 2, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?

- Trình bày ý kiến của em để thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.

- GV nhắc HS:

+ Sử dụng thuyết trình nên các em không cần nhập vài trăng - đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình một cách khách quan để thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn.

- HS lắng nghe.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân chuẩn bị ý kiến tranh luận (ghi vắn tắt ra giấy nháp).

- GV gợi ý các em đọc thầm lại bài ca dao, suy nghĩ, tìm lí lẽ dẫn chứng nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn, qua các câu hỏi gợi ý: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống?...

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS đọc thầm, suy nghĩ viết vào vở nháp. Ví dụ:

Theo em, trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, ...(dẫn chứng những ưu điểm của đèn). Tuy thế nhưng đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì ...(dẫn chứng những nhược điểm của đèn). Trăng rất cần cho cuộc sống trên trái đất....(dẫn chứng những ưu điểm của trăng). Tuy nhiên nếu chỉ có trăng thì cũng chưa đủ bởi vì... (dẫn chứng những nhược điểm của trăng). Vì vậy cả trăng và đèn đều cần thiết với con người, chúng bổ sung cho nhau...(dẫn chứng trăng và đèn bổ sung ưu điểm, khắc phục nhược điểm cho nhau và đều cần thiết, gắn bó với cuộc sống của con người).

- Yêu cầu HS lần lượt trình bày ý kiến.

- HS lần lượt thuyết trình ý kiến của mình, cả lớp theo dõi.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS; tuyên dương khen ngợi các HS thuyết trình hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.

- HS lắng nghe.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm và các em HS tích cực trong học tập.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh Bài tập2 vào vở.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 5

    Xem thêm