Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 6: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị, hợp tác

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt lớp 5: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác được biên soạn rõ ràng, chi tiết giúp các em học sinh làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác. Đồng thời, biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác

I. Mục tiêu

1. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác, làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác.

2. Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.

II. Đồ dùng dạy - học

- Từ điển tiếng Việt (hoặc phô-tô cóp-pi vài trang phục vụ bài học).

- Bút dạ và giấy khổ to để HS làm bài tập.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV kiểm tra HS phần Ghi nhớ (của tiết học trước) về từ đồng âm, yêu cầu lấy ví dụ phân tích minh họa.

- Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV cho điểm, nhận xét việc làm bài và học bài của HS.

- HS lắng nghe.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Bài học hôm nay giúp các em mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác, làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác và đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1

- Yêu cầu HS đọc Bài tập 1.

- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để làm bài tập. GVphát giấy khổ to, bút dạ cho hai đến ba nhóm làm bài.

Nhắc HS tra trong từ điển những từ không hiểu nghĩa.

- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi làm bài tập vào giấy nháp. Hai đến ba nhóm làm bài trên giấy khổ to.

- Gọi HS trình bày kết quả bài làm.

- Đại diện HS lần lượt đứng lên trình bày kết quả bài làm của nhóm mình. Các nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng và đọc bài.

- GV cùng HS nhận xét chữa bài, chốt lại lời giải đúng:

- Nhận xét bài làm của bạn.

Hữu có nghĩa là bạn bè

- Hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước).

- Chiến hữu (bạn chiến đấu).

- Hữu hảo (như hữu nghị).

- Bằng hữu (bạn bè).

- Bạn hữu (bạn bè thân thiết).

Hữu có nghĩa là có

- Hữu ích (có ích).

- Hữu hiệu (có hiệu quả).

- Hữu tình (có tình cảm, có sức hấp dẫn).

- Hữu dụng (dùng được việc).

Bài tập 2

- Gọi một HS đọc Bài tập 2.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm bài xong các em trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình.

- HS làm việc cá nhân, một HS lên bảng làm bài. Sau khi làm xong HS trao đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm của mình.

- Gọi HS trình bày kết quả bài làm và nhận xét bài của bạn.

- Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết quả bài làm của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét bài của bạn.

- Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn trên bảng.

Đáp án:

- Nhận xét, chữa bài.

Hợp có nghĩa là gộp lại, tập hợp thành cái lớn hơn.

- Hợp tác, hợp nhất (hợp làm một), hợp lực.

Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi.

- Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.

Bài tập 3

- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở.

- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách dùng từ cho từng HS (nếu có).

- HS lần lượt đứng lên đọc kết quả bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét, tuyên dương những bạn đặt được chay.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

Bài tập 4

- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS giải nghĩa các câu thành ngữ trong nhóm, GV hỗ trợ, gúp đỡ HS hiểu chính xác nghĩa của ba câu thành ngữ:

+ Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình; thống nhất về một mối.

+ Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.

+ Chung lưng đấu sức: tương tự kề vai sát cánh.

- HS nêu cách hiểu của em về một câu thành ngữ nào đó, cả nhóm nghe, nhận xét hoặc bổ sung giải nghĩa cho bạn. Sau đó các nhóm trao đổi với nhau về ý nghĩa của từng câu thành ngữ trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm thi đặt câu với từng thành ngữ.

- Đại diện các nhóm nối tiếp nhau lần lượt đứng dậy đọc câu văn đã đặt với từng thành ngữ.

- GV là trọng tài, ghi điểm cho từng nhóm.

- Nhóm nào đặt được nhiều câu nhất nhóm thì nhóm đó thắng cuộc.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn HS học tập tích cực.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà làm lại Bài tập 4 đặt câu với tất cả các thành ngữ vào vở.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đánh giá bài viết
17 3.873
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử Tiếng việt 5

Xem thêm