Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 7 bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Giáo án Tin học 7 bài 2

Giáo án Tin học 7 bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết hộp tên, khối, thanh công thức;
  • Hiểu vai trò thanh công thức;

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân biệt các thành phần chính trên trang tính.

3. Thái độ: Học tập chủ động, tích cực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:……………………………………………………………………………

7A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Các cách khởi động Microsoft Excel, nhập dữ liệu vào trang tính theo yêu cầu?

Câu 2: Trình bày điểm giống và khác nhau giữa Microsoft Excel và Microsoft Word?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (17’) Tìm hiểu bảng tính.

+ GV: Cho HS thực hiện đọc và tìm hiểu nội dung 1 SGK.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bảng tính và tranh tính.

+ GV: Thao tác mở các bảng tính khác nhau và chọn các trang tính cho HS quan sát.

+ GV: Một bảng tính có bao nhiêu trang tính?

+ GV: Thực hiện cho HS quan sát.

+ GV: Khi mở một bảng tính mới thường gồm mấy trang tính?

+ GV: Các trang tính được phân biệt với nhau như thế nào?

+ GV: Hướng dẫn HS quan sát trang tính đang kích hoạt.

+ GV: Em có nhận xét gì về trang tính đang được kích hoạt?

+ GV: Thực hiện thao tác kích hoạt trang tính yêu cầu HS rút ra nhận xét về cách kích hoạt trang tính.

+ GV: Làm mẫu thao tác thực hiện.

+ GV: Yêu cầu HS thực hành kích hoạt trang tính theo từng cá nhân.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã được tìm hiểu.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK.

+ HS: Chú ý quan sát màn hình làm việc và nhận xét theo yêu cầu.

+ HS: Quan sát các ví dụ của GV đưa ra chú ý và cho nhận xét.

+ HS: Một bảng tính có thể có nhiều trang tính.

+ HS: Quan sát và nhận biết.

+ HS: Bảng tính thường chỉ gồm 3 trang tính.

+ HS: Phân biệt bằng tên trên các nhãn ở phía dưới màn hình.

+ HS: Là trang tính đang được hiển thị trên màn hình, có nhãn trang màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.

+ HS: Để kích hoạt một trang tính, em cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng.

+ HS: Quan sát ghi nhớ thao tác.

+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn và yêu cầu của GV.

+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Ghi bài vào vở.

1. Bảng tính:

- Một bảng tính gồm nhiều trang tính.

- Trang tính được kích hoạt là trang tính được hiển thị trên màn hình, có nhãn màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.

Hoạt động 2: (17’) Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.

+ GV: Yêu cầu HS đọc phần 2.

+ GV: Ôn lại nội dung kiến thức bài trước về màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Hãy nêu một số thành phần chính của trang tính mà em đã biết?

+ GV: Minh họa và chỉ ra cho các em nhận biết và nhớ lại kiến thức cũ đã được học.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thành phần khác trên trang tính.

+ GV: Giới thiệu một số thành phần khác của trang tính.

+ GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu các thành phần khác của trang tính như:

- Hộp tên;

- Khối;

- Thanh công thức.

+ GV: Quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn và giải thích cho các nhóm khi có yêu cầu.

+ GV: Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung, sửa chữa thiểu sót cho các nhóm khác.

+ GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.

+ GV: Hướng dẫn các em trên màn hình trang tính để các em quan sát và nhận biết theo cá nhân.

+ GV: Yêu cầu một số HS chỉ ra các thành phần có trên trang tính.

+ GV: Lưu ý thanh công thức.

+ GV: Đưa ra ví dụ về thanh công thức để các em hiểu.

+ GV: Nhận xét, chốt nội dung.

+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK.

+ HS: Trình bài các nội dung bài cũ theo yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Thành phần chính của trang tính:

- Các hàng.

- Các cột.

- Các ô tính.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, quan sát và nhận biết.

+ HS: Học sinh chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Thực hiện thảo luận theo nhóm, quan sát màn hình và tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu.

- Hộp tên: Là ô ở góc trên, bên trái trang tính.

- Khối: Là một nhóm các ô liền nhau tạo thnh hình chữ nhật.

- Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn.

+ HS: Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và bổ sung cho nhóm bạn.

+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Tập trung quan sát và nhận biết các thành phần khác có trên trang tính.

+ HS: Một số em lên bảng thực hiện theo yêu cầu.

+ HS: Tập trung lắng nghe.

+ HS: Quan sát kết quả và cho nhận xét.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

2. Các thành phần chính trên trang tính:

Gồm:

- Hàng

- Cột

- Ô tính

- Hộp tên:

- Khối.

- Thanh công thức.

4. Củng cố: (4’)

  • Các thành phần chính của trang tính.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem phần tiếp theo của bài học. Học bài kết hợp SGK.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

................................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án tin học 7

    Xem thêm