Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 8: Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán (Tiết 3)

Giáo án Tin học 8: Bài thực hành 2

Giáo án Tin học 8: Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán (Tiết 3) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn.

Tuần: 6

Tiết: 11

BÀI THỰC HÀNH 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu thêm về các lệnh in thông tin ra màn hình.

2. Kĩ năng: Thực hiện viết được các câu lệnh;

3. Thái độ: Nghiêm túc, rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Thông qua nội dung bài thực hành.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (38’) Tìm hiểu thêm về cách in dữ liệu ra màn hình.

+ GV: Cho HS đọc tìm hiểu SGK.

+ GV: Yêu cầu HS mở lại tệp chương trình bieuthuc.pas trong bài thực hành trước.

+ GV: Củng cố lại thao tác lưu và mở tệp tin trong chương trình Pascal.

+ GV: Yêu cầu HS thực hiện sửa ba lệnh cuối (trước từ khóa end) thành:

writeln((10 + 5)/(3 + 1) – (18/(5 + 1):4:2);

writeln((10 + 2)*(10 + 2)/(3 + 1):4:2);

writeln((10 + 2)*(10 + 2) – 24)/(3 + 1):4:2);

+ GV: Quan sát hướng dẫn quá trình làm bài của các em bên dưới.

+ GV: Cho một HS lên bảng thực hiện bài tập theo yêu cầu đã đưa ra.

+ GV: Hướng dẫn các em sửa các bài tập, yêu cầu các bạn khác quan sát nhận xét.

+ GV: Hướng dẫn sửa sai cho HS, chỉ ra các lỗi các em thường gặp.

+ GV: Lưu ý: sử dụng “:” khác với “;” dùng để kết thúc câu lệnh.

+ GV: Yêu cầu HS sau khi gõ xong thực hiện lưu bài với tên cũ.

+ GV: Yêu cầu HS sau khi gõ xong biên dịch chương trình.

+ GV: Cho HS chạy chương trình xem kết quả đạt được khi gõ xong.

+ GV: Chạy chương trình trước và sau khi đã thêm câu lệnh cho các em quan sát sự khác nhau của hai chương trình.

+ GV: Em có nhân xét gì về chương trình sau khi đã sửa so với chương trình chưa sửa.

+ GV: Giải thích cho HS về sự khác biệt giữa hai chương trình cho các em nhận biết.

+ GV: Sửa lại chương trình với các thông số khác nhau.

+ GV: Lưu ý: Các kết quả in ra màn hình được căn thẳng lề phải.

+ GV: Cho HS nhận xét về ưu điểm của chương trình sau khi đã sửa.

+ GV: Quan sát hướng dẫn HS thực hiện chạy chương trình kiểm chứng.

+ GV: Cho HS quan sát một số bài mà các bạn em đã thực hiện tốt.

+ GV: Chỉ ra ưu điểm mà bài làm HS đạt được.

+ GV: Trình chiếu một bài có chương trình chạy đúng bị lỗi, hướng dẫn các em cách trình bày và khắc phục lỗi thường gặp.

+ GV: Yêu cầu HS lưu bài lại sau khi đã chỉnh sửa hoàn thiện.

+ GV: Nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung bài tập 3.

+ HS: Đọc và tìm hiểu thông tin.

+ HS: Thực hiện theo yêu cầu mở lại tệp chương trình bieuthuc.pas.

+ HS: Tự rèn luyện theo các nhân, hoàn thiện thao tác mở và lưu tệp tin.

+ HS: Thực hiện gõ chương trình theo yêu cầu đúng hướng dẫn:

writeln((10 + 5)/(3 + 1) – (18/(5 + 1):4:2);

writeln((10 + 2)*(10 + 2)/(3 + 1):4:2);

writeln((10 + 2)*(10 + 2) – 24)/(3 + 1):4:2);

+ HS: Thực hiện dưới sự quan sát giúp đỡ của GV.

+ HS: Một HS lên thực hiện các yêu cầu giống các bạn bên dưới.

+ HS: Sửa các lỗi theo sự hướng dẫn của GV khi gặp khó khăn.

+ HS: Nhận biết các lỗi các em hay gặp trong quá trình thực hiện.

+ HS: Chú ý dùng đúng dấu tránh nhầm lẫn giữa hai dấu.

+ HS: Thực hiện lưu bài với tên cũ đã thực hiện ở tiết trước.

+ HS: Thực hiện biên dịch (Alt + F9) chương trình kiểm tra lỗi, sửa lỗi nếu có.

+ HS: Thực hiện chạy chương trình (Ctrl + F9) kiểm chứng, xem kết quả đạt được.

+ HS: Quan sát GV thực hiện, so sánh sự khác nhau giữa hai chương trình sau khi đã sửa và khi chưa sửa chương trình.

+ HS: Kết quả tính toán với phần thập phân được rút gọn lại.

+ HS: Biết được câu lệnh writeln(<giá trị thực>:n:m); được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình.

+ HS: Quan sát kết quả của GV thực hiện nhận biết sự khác biệt.

+ HS: Chú ý quan sát và nhận biết trên màn hình kết quả.

+ HS: Độ rộng của số thập phân được giới hạn lại phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng.

+ HS: Thực hiện chạy chương trình quan sát kết quả đạt được.

+ HS: Quan sát và học tập các bài làm tốt của bạn mình.

+ HS: Học tập được cách làm việc khoa học.

+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của GV, cách trình bày và các lỗi thường mắc phải trong khi gõ chương trình.

+ HS: Thực hiện các bước lưu bài với tên cũ.

+ HS: Chú ý lắng nghe ghi nhớ các nội dung đã được thực hiện.

3. Thêm về cách in dữ liệu ra màn hình.

4. Củng cố: (5’)

  • Giáo viên cũng cố lại các thao tác học sinh còn yếu.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem lại các nội dung đã thực hành.
  • Ôn lại các bài đã được học. Chuẩn bị cho bài ôn tập kiểm tra một tiết.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án tin học 8

    Xem thêm