Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 8: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka (Tiết 1)

Giáo án Tin học 8

Giáo án Tin học 8: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka (Tiết 1) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần 27

Tiết: 53

QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN VỚI PHẦN MỀM YENKA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu được các tính năng chính của phần mềm, biết cách tạo ra các hình không gian cơ bản.

2. Kĩ năng: Thông qua phần mềm HS biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (2’) Giới thiệu phần mềm.

+ GV: Phần mềm dùng để làm quen với các hình không gian. Tạo ra các mô hình hoàn chỉnh như công trình xây dựng, kiến trúc theo ý mình.

+ HS: Đọc phần 1 SGK tìm hiểu về phần mềm.

1. Giới thiệu phần mềm Yenka.

- Đọc SGK/110.

Hoạt động 2: (7’) Làm quen với phần mềm.

+ GV: Hướng dẫn HS khởi động phần mềm.

+ GV: Phần mềm xuất hiện cửa sổ, hướng dẫn HS vào màn hình chính.

+ GV: Màn hình làm việc của phần mềm bao gồm những gì?

+ GV: Hộp công cụ dùng làm gì?

+ GV: Giới thiệu về thanh công cụ.

+ GV: Thanh công cụ dùng để làm gì?

+ GV: Hướng dẫn HS thoát khỏi phần mềm.

+ GV: Cho HS thực hiện cá nhân các thao tác trên.

+ HS: Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm trên màn hình.

+ HS: Nháy nút Try Basic Version để vào màn hình chính.

+ HS: Hộp công cụ; khu vực tạo các đối; thanh công cụ.

+ HS: Tạo ra các hình không gian.

+ HS: Chứa các nút lệnh dùng để điều khiển và làm việc với các đối tượng.

+ HS: Nháy nút Close trên thanh công cụ.

+ HS: Thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV.

2. Giới thiệu màn hình làm việc chính của phần mềm.

a. Khởi động phần mềm.

­- Nháy đúp chuột tại biểu tượng trên màn hình.

- Nháy nút Try Basic Version vào màn hình.

b. Màn hình chính.

Hộp công cụ; khu vực tạo các đối; thanh công cụ.

c. Thoát khỏi phần mềm.

Nháy nút Close.

Hoạt động 3: (16’) Tạo hình không gian.

* Tạo mô hình.

+ GV: Hướng dẫn HS làm việc với hộp công cụ.

+ GV: Thao tác mẫu các công cụ dùng để tạo hình không gian.

+ GV: Để quan sát tốt hơn các mô hình tạo ra em có thể sử dụng các công cụ nào?

+ GV: Hướng dẫn HS sử dụng các công cụ đặc biệt của phần mềm.

+ GV: Xoay mô hình trong không gian 3D.

+ GV: Hướng dẫn các thao tác thực hiện cho HS quan sát.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện lại các thao tác trên.

+ GV: Hướng dẫn HS phóng to thu nhỏ mô hình.

+ GV: Hướng dẫn các thao tác thực hiện cho HS quan sát.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện lại các thao tác trên.

+ GV: Sửa sai các thao tác cho HS.

+ GV: Hướng dẫn HS di chuyển khung mô hình.

+ GV: Hướng dẫn các thao tác thực hiện cho HS quan sát.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện lại các thao tác trên.

+ GV: Sửa sai các thao tác cho HS.

* Các lệnh tạo mới, lưu, mở tệp mô hình.

+ GV: Các tệp tin được lưu có phần mở rộng ngầm định là gì?

+ GV: Hướng dẫn các thao tác tạo mới, lưu, mở tệp mô hình, cho HS quan sát và nhận biết.

* Xóa các đối tượng.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện xóa các đối tượng.

+ GV: Cho HS thực hiện tổng hợp các thao tác trên.

+ HS: Quan sát thao tác mẫu.

+ HS: Nháy chuột lên dòng 3D Shapes để mở các đối tượng.

+ HS: Thực hiện kéo thả các đối tượng hình vào giữa màn hình.

+ HS: Tập trung chú ý, nghiên cứu SGK trả lời: sử dụng các công cụ đặc biệt của phần mềm.

+ HS: Quan sát thao tác mẫu GV thực hiện à ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Các bước thực hiện.

1. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ.

2. Đưa con trỏ chuột lên mô hình, nhấn giữ và di chuyển chuột. Lệnh hết tác dụng khi thả chuột.

+ HS: Các bước thực hiện.

1. Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ.

2. Nhấn giữ và di chuyển chuột sẽ thấy mô hình được phóng to, thu nhỏ tùy thuộc vào sự di chuyển. Lệnh hết tác dụng khi thả chuột.

+ HS: Các bước thực hiện.

1. Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ.

2. Nhấn giữ và di chuyển chuột sẽ thấy mô hình chuyển động theo hướng di chuyển của chuột. Lệnh hết tác dụng khi thả chuột.

+ HS: Tìm hiểu thêm SGK và các thao tác đã được tìm hiểu.

+ HS: Các tệp lưu mô hình có phần mở rộng ngầm định là yka.

+ HS: Các thao tác tạo mới, lưu, mở tệp mô hình tương tự như các phần mềm khác.

+ HS: Chọn đối tượng rồi nhấn phím Delete.

+ HS: Thực hiện theo các bước đã được hướng dẫn.

3. Tạo hình không gian.

a. Tạo mô hình.

- Nháy chuột lên dòng 3D Shapes để mở các đối tượng.

b. Xoay mô hình trong không gian 3D.

- Các bước thực hiện:

1. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ.

2. Đưa con trỏ chuột lên mô hình, nhấn giữ và di chuyển chuột. Lệnh hết tác dụng khi thả chuột.

c. Phóng to thu nhỏ mô hình.

- Các bước thực hiện:

1. Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ.

2. Nhấn giữ và di chuyển chuột sẽ thấy mô hình được phóng to, thu nhỏ tùy thuộc vào sự di chuyển. Lệnh hết tác dụng khi thả chuột.

d. Di chuyển khung mô hình.

- Các bước thực hiện:

1. Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ.

2. Nhấn giữ và di chuyển chuột sẽ thấy mô hình chuyển động theo hướng di chuyển của chuột. Lệnh hết tác dụng khi thả chuột.

Hoạt động 4: (16’) Khám phá điều khiển các hình không gian.

* Thay đổi, di chuyển.

+ GV: Thao tác di chuyển một hình không gian cho HS quan sát.

+ GV: Yêu cầu HS nhận xét muốn di chuyển một hình không gian em phải làm sao?

+ GV: Thao tác di chuyển hình chồng lên đỉnh của một hình khác.

+ GV: Với kiểu di chuyển này em có thể tạo ra những gì?

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các nội dung trên.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

* Thay đổi kích thước.

+ GV: Để thay đổi kích thước của hình đầu tiên ra phải làm gì?

+ GV: Hướng dẫn thao tác thực hiện cho HS quan sát nhận xét khi chọn.

+ GV: Thao tác mẫu. Đặt vấn đề sự xuất hiện của các đường viền và các nút nhỏ trên đối tượng này dùng để làm gì?

+ GV: Hướng dẫn HS về các nút điều khiển, các đường viền khung của các hình (Hình trụ, lăng trụ tam giác, chóp tam giác, nón).

* Thay đổi màu cho các hình.

+ GV: Hướng dẫn các thao tác tô màu cho HS quan sát nhận biết.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các bước tô màu đã được hướng dẫn.

+ GV: Sửa sai các thao tác cho HS thực hiện không tốt.

* Thay đổi tính chất của hình.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện thay đổi tính chất của hình cho HS quan sát và nhận biết.

+ GV: Các tính chất của hình có thể được thay đổi thông qua đâu.

+ GV: Có thể thay đổi tham số quan trong nào của đối tượng?

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện lại các thao tác trên.

+ GV: Sửa sai các thao tác cho HS.

* Gấp giấy thành hình không gian.

+ GV: Hướng dẫn HS gấp hình phẳng để tạo hình không gian.

+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện lại các thao tác đã được hướng dẫn.

+ GV: Cho HS xem quá trình “gấp” một cách tự động sử dụng lệnh Fold

+ GV: Hướng dẫn HS mở hình không gian thành hình phẳng.

+ GV: Hướng dẫn các lệnh có thể thực hiện đối với hình phẳng.

+ HS: Đọc phần a SGK.

+ HS: Chú ý quan sát thao tác hướng dẫn của GV thực hiện.

+ HS: Muốn di chuyển một hình không gian, phải kéo thả đối tượng đó.

+ HS: Quan sát thao tác thực hiện của GV và nhận xét.

+ HS: Tạo ra những hình với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

+ HS: Thực hiện các thao tác theo mẫu của GV đưa ra.

+ HS: Tập trung lắng nghe.

+ HS: Đọc phần b SGK.

+ HS: Để thay đổi trước tiên cần phải chọn hình.

+ HS: Xuất hiện các đường viền và các nút nhỏ trên đối tượng.

+ HS: Cho phép tương tác để thay đổi kích thước. Tùy vào từng đối tượng mà các nút, đường viền có dạng khác nhau.

+ HS: Quan sát, theo dõi và nhận biết các nút, các đường viền khung và các thao tác trên hình để thực hiện thay đổi kích thước.

+ HS: Đọc phần c SGK.

+ HS: Quan sát thao tác mẫu. Sử dụng công cụ Paints và chọn màu trên danh sách để đổi màu cho các hình.

+ HS: Kéo thả một màu ra mô hình à Xuất hiện các chấm đen cho biết hình đó có thể thay đổi màu à Kéo thả màu vào các chấm đen để tô màu.

+ HS: Đọc phần d SGK.

+ HS: Quan sát các thao tác thực hiện, nhận biết và thực hiện theo thao tác mẫu trực tiếp dưới máy.

+ HS: Thông qua hộp thoại tính chất đối tượng.

+ HS: Thay đổi tham số chiều cao (height) và độ dài cạnh đáy (base edge).

+ HS: Thực hiện gõ trực tiếp vào ô hoặc nháy chuột vào các nút để tăng, giảm từng đơn vị.

+ HS: Đọc phần d SGK.

+ HS: Các bước thực hiện.

1. Chọn Cylinder net hoặc Triangular prism net trong hộp công cụ. Kéo thả đối tượng này vào giữa màn hình.

2. Kéo thả chuột để thực hiện thao tác “gấp” hình phẳng nàu thành hình không gian tương ứng.

+ HS: Dùng lệnh Open trong hộp thoại tính chất để biến đổi hình không gian 3D thành hình phẳng.

+ HS: Tìm hiểu thêm SGK và các thao tác đã được GV hướng dẫn.

4. Khám phá điều khiển các hình không gian.

a. Thay đổi, di chuyển.

- Muốn di chuyển một hình không gian, phải kéo thả đối tượng đó.

b. Thay đổi kích thước.

- Để thay đổi trước tiên cần phải chọn hình.

- Xuất hiện các đường viền và các nút nhỏ trên đối tượng. Cho phép tương tác để thay đổi kích thước.

c. Thay đổi màu cho các hình.

- Kéo thả một màu ra mô hình à Xuất hiện các chấm đen cho biết hình đó có thể thay đổi màu à Kéo thả màu vào các chấm đen để tô màu.

d. Thay đổi tính chất của hình.

- Thay đổi tham số chiều cao (height) và độ dài cạnh đáy (base edge).

- Có thể gõ trực tiếp vào ô hoặc nháy chuột vào các nút để tăng, giảm từng đơn vị.

e. Gấp giấy thành hình không gian.

* Gấp hình phẳng để tạo hình không gian.

- Các bước thực hiện.

1. Chọn Cylinder net hoặc Triangular prism net trong hộp công cụ. Kéo thả đối tượng này vào giữa màn hình.

2. Kéo thả chuột để thực hiện thao tác “gấp” hình phẳng nàu thành hình không gian tương ứng.

f. Mở hình không gian thành hình phẳng.

- Dùng lệnh Open trong hộp thoại tính chất để biến đổi hình không gian 3D thành hình phẳng.

4. Củng cố: (2’)

  • Củng cố các thao tác đã được tìm hiểu trong bài.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn lại nội dung bài. Xem trước nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.......................................................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án tin học 8

    Xem thêm