Giáo án Tin học 8: Bài kiểm tra 1 tiết (số 3)
Giáo án Tin học 8
Giáo án Tin học 8: Bài kiểm tra 1 tiết (số 3) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.
Giáo án Tin học 8: Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp WHILE ... DO (Tiếp theo)
Giáo án Tin học 8: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka (Tiết 1)
Tuần: 26
Tiết: 52
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT, SỐ 3
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức: Tổng hợp các kiến thức đã được học từ đầu học kì II tới tiết kiểm tra.
2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (40%) và TL (60%)
III. ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây được viết đúng?
A. for i:= 4 to 1 do writeln(‘A’); B. for i= 1 to 10 writeln(‘A’);
C. for i:= 1 to 10 do writeln(‘A’); D. for i to 10 do writeln(‘A’);
Câu 2: Với câu lệnh For i:=5 to 7 do n:=n+1. Hãy cho biết câu lệnh được thực hiện mấy lần?
A. 5 lần; B. 3 lần; C. 7 lần; D. 1 lần;
Câu 3: Câu lệnh GotoXY(a, b) có tác dụng gì?
A. Đưa con trỏ về cột a, hàng b. B. Đưa con trỏ về cột b, hàng a.
C. Đưa con trỏ về cột a, cột b. D. Đưa con trỏ về hàng a, hàng b.
Câu 4: Điều kiện trong câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước thường là:
A. một phép gán. B. một phép tính.
C. một phép toán. D. một phép so sánh.
Câu 5: Cho đoạn chương trình: j:= 0; For i:= 1 to 5 do j:= j + i;
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị của biến j bằng bao nhiêu?
A. 12; B. 15; C. 22; D. 42.
Câu 6: Cho đoạn lệnh: x:=5; y:=1; while x <= 5 do y:=y+1; Em hãy chọn phát biểu đúng?
A. Số lần lặp là 5; B. Biến x có giá trị là 10;
C. Chương trình lặp vô hạn lần; D. Biến y có giá trị là 5.
Câu 7: Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong Pascal có dạng:
A. do <câu lệnh> while <điều kiện>; B. do <điều kiện> while <câu lệnh>;
C. while <câu lệnh> do <điều kiện>; D. while <điều kiện> do <câu lệnh>;
Câu 8: Câu lệnh nào sau đây khi thực hiện chương trình sẽ báo lỗi?
A. i:=1; do i<3 while i:=i+1; B. i:=1; while i<3 do begin i:=i+1 end;
C. i:=1; while i<3 do i:=i+1; D. i:=1; while i<3 do i:=i+1; writeln(i);
Câu 9: Trong câu lệnh lặp: For i := 1 to 10 do j:= j + 2; write(j);
Khi kết thúc câu lệnh lặp trên, câu lệnh write(j); được thực hiện bao nhiêu lần?
A. 10 lần ; B. 5 lần; C. 1 lần; D. 9 lần.
Câu 10: Khi nào thì vòng lặp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước dừng lại?
A. Điều kiện sai; B. Câu lệnh sai;
C. Điều kiện đúng; D. Câu lệnh đúng;
Câu 11: Biến đến, giá trị đầu, giá trị cuối trong câu lệnh For..to..do phải là:
A. giá trị không âm; B. giá trị nguyên.
C. kiểu số thực; D. kiểu xâu ký tự.
Câu 12: Câu lệnh lặp thường gặp trong Pascal có dạng?
A. For <biến đếm>:=<giá trị đầu> do <giá trị cuối> to <câu lệnh>;
B. For <biến đếm>:=<giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
C. For <biến đếm>:=<giá trị cuối> do <giá trị đầu> to <câu lệnh>;
D. For <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
Câu 13: Cho đoạn lệnh sau x:=10 while x:= 10 do x:=x+10 em hãy chỉ ra lỗi trong câu lệnh?
A. Lỗi ở điều kiện; B. Lỗi cú pháp;
C. Lỗi ở phép gán; D. Lỗi câu lệnh;
Câu 14: Cho trước x:=5; y:=1; Câu lệnh lặp nào sau đây cho kết quả x = 9?
A. While y<5 do x:= x+1; y:=y+1; B. While y<5 do begin y:=y+1; x:=x+1 end;
C. While y<5 do y:=y+1; x:=x+1; D. While y<5 do begin y:=y+1; end; x:=x+1;
Câu 15: Câu lệnh lặp với số lần biết trước có số vòng lặp được tính bằng:
A. giá trị cuối – giá trị đầu. B. giá trị đầu – giá trị cuối + 1.
C. giá trị đầu – giá trị cuối. D. giá trị cuối – giá trị đầu + 1.
Câu 16: Giả sử a:=2; thì sau câu lệnh For i:=1 to 2 do a:=a*a, kết quả của a là bao nhiêu?
A. 4; B. 8; C. 16; D. 64;
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy cho biết cấu trúc lặp và câu lệnh lặp là gì? Pascal sử dụng câu lệnh nào để thể hiện cấu trúc lặp?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy trình bày cú pháp và cách thực hiện của câu lệnh lặp với lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình Pascal
IV. ĐÁP ÁN (hướng dẫn chấm):
Phần/câu | Đáp án chi tiết | Biểu điểm |
Phần trắc nghiệm: | ||
Câu 1: | C | 0.25 điểm |
Câu 2: | B | 0.25 điểm |
Câu 3: | A | 0.25 điểm |
Câu 4: | D | 0.25 điểm |
Câu 5: | B | 0.25 điểm |
Câu 6: | C | 0.25 điểm |
Câu 7: | D | 0.25 điểm |
Câu 8: | A | 0.25 điểm |
Câu 9: | C | 0.25 điểm |
Câu 10: | A | 0.25 điểm |
Câu 11: | B | 0.25 điểm |
Câu 12: | D | 0.25 điểm |
Câu 13: | A | 0.25 điểm |
Câu 14: | B | 0.25 điểm |
Câu 15: | D | 0.25 điểm |
Câu 16: | C | 0.25 điểm |
Phần tự luận: | ||
Câu 1: | - Cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện lặp lại một vài hoạt động nào đó cho đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn. - Mọi ngôn ngữ lập trình đều có “cách” để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là các câu lệnh lặp để thể hiện cấu trúc lặp. - Ngôn ngữ Pascal thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp cho trước bằng câu lệnh for…to…do | 1.0 điểm 1.0 điểm 1.0 điểm |
Câu 2: | - Cú pháp: While <điều kiện> do <câu lệnh>; - Trong đó: + Điều kiện: thường là một phép so sánh; + Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép. - Thực hiện như sau: 1. Kiểm tra điều kiện. 2. Nếu điều kiện SAI, câu lệnh bỏ qua, kết thúc lệnh lặp. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1. | 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 1.0 điểm |
Thống kê chất lượng:
Lớp | Tổng số học sinh | THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA | |||||||
Điểm >=5 | Điểm từ 8 - 10 | Điểm dưới 5 | Điểm từ 0 - 3 | ||||||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | ||
8A1 | |||||||||
8A2 |
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................