Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Kết nối tri thức

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lí... giúp các thầy cô tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 8 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết các phiếu nhận xét cho từng môn học.

Xem thêm: Góp ý sách giáo khoa lớp 8 đầy đủ các môn

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Toán

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

Môn: Toán ; Lớp: 8

Họ tên: ………………….…………….
Đơn vị công tác:………………………

Nội dung góp ý: Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tên bài

Trang,

dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Cộng trừ nhân đa thức

12/4

Hoạt động 2

Thay hoạt động khác bằng một hoạt động dễ hiểu hơn

Khó

Chia đa thức cho đơn thức

14/14

Kiến thức trọng tâm

Bỏ cách viết

Nhầm lẫn với phân thức

Hiệu hai bình phương, bình phương một tổng hay một hiệu

30/7

Định nghĩa hằng đẳng thức

Bỏ

Mang tính hàn lâm cao

Luyện tập chung

41/4

Ví dụ a

Thay bằng bài tập đơn giản hơn

Khó

Phân tích đa thức thành nhân tử

44/1

Mục 2 và Mục 3

Thay đổi thứ tự

phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức trước phương pháp nhóm

Phù hợp với thực tế của giải bài tập

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Lịch sử và Địa lí

TRƯỜNG THCS……….

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN/PHÂN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(NXB Giáo dục- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 2: Địa hình Việt Nam

Trang 108, dòng 1

“+ Vùng biển và thềm lục địa chịu tác động bởi các thiên tai như bão, ….”

+ Hạn chế: Vùng biển và thềm lục địa chịu tác động bởi các thiên tai như bão, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn …

- Thêm cụm từ “Hạn chế” để bố cục trình bày đồng nhất với 2 nội dung phía trên là: “Khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi” và “Khai thác kinh tế ở khu vực đồng bằng.”

- Sử dụng cụm từ “các thiên tai” vì thế nên lấy ví dụ nhiều hơn 1.

Bài 3: Khoáng sản Việt Nam

1. Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

(Trang 109)

- “Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.”

- Nội dung mục “Em có biết?”

- Nên lấy ví dụ về các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, Bô-xit, sắt, Apatit, đá vôi, ….

- Nên bổ sung thêm công dụng của từng nhóm khoáng sản.

- Đưa nội dung các mỏ khoáng sản ở cuối mục 1 vào .

- Cách dùng từ chưa thống nhất: Trong cùng trang nhưng “khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại” được lấy ví dụ minh họa cho “loại khoáng sản”; còn trong mục “Em có biết?” lại là ví dụ minh họa cho “Nhóm khoáng sản”.

- Việc nêu công dụng của từng nhóm khoáng sản sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về cách phân loại và ý nghĩa của từng nhóm khoáng sản.

- Để làm rõ hơn cách phân loại theo nguồn gốc hình thành.

Bài 6: Thủy văn Việt Nam

1. Sông ngòi

a) Đặc điểm chung

- Dòng 13

“Do có nguồn cung cấp nước dồi dào nên Việt Nam có tới 2360 con sông có chiều dài trên 10 km”

Nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.

Số lượng và chiều dài của các con sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( ví dụ như khí hậu, địa hình…), không phải chỉ do nguồn cung cấp nước quyết định.

…..., ngày 12 tháng 11 năm 2022

GIÁO VIÊN

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn GDCD

PHÒNG GD&ĐT…..

TRƯỜNG THCS …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN: GDCD – Bộ KNTT

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Viết Nam

Không

Không

Không

Không

Bài 2: Tôn trọng sự đa dang của các dân tộc Việt Nam

Không

Không

Không

Không

Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

Không

Không

Không

Không

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Không

Không

Không

Không

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trang 26

b. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Bổ sung thêm hình ảnh về vấn đề chặt phá rừng bừa bãi.

Qua các hình ảnh tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh từ đó học sinh thấy được trách nhiệm và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng.

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Không

Không

Không

Không

Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình

Không

Không

Không

Không

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Không

Không

Không

Không

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại

Trang 56

3.Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độchại

Bổ xung thêm hình ảnh người dân tự ý cưa bom mìm để bán sắt vụn.

HS thấy được đó là việc làm nguy hiểm cần tránh.

Bài 10: Quyền nghĩa vụ lao động của công dân

Không

Không

Không

Không

…..., ngày 12 tháng 11 năm 2022

GIÁO VIÊN

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Hoạt động trải nghiệm

PHÒNG GDĐT……              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS……..                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Người góp ý:………………….

Bộ sách Kết nối tri thức

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Chủ đề 1

Em với nhà trường

Trang 6

Nội dung 2: Thực hành kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn ( Gồm 3 tình huống)

Đưa ra 2 tình huống ( bỏ bớt tình huống 3)

Không có đủ thời gian để hs có thể sử lí hết 3 tình huống như trong sách

Chủ đề 2:

Khám phá bản thân

Trang 16

Mục 2: Khả năng tranh biện, thương thuyết

Thay: Phát huy khả năng hùng biện

Sử dụng từ ngữ cho học sinh dễ hiểu

Chủ đề 9:

Hiểu bản thân,chọn đúng nghề

Trang 62

Mục 2: Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp

Bỏ bớt một số hoạt động

Quá nhiều hoạt động

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Công nghệ

Góp ý sách giáo khoa: Công nghệ 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

- Tác giả: Lê Huy Hoàng

- Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Ôn tập chương V Thiết kế kỹ thuật

106,107

Sơ đồ hình quạt Quy trình thiết kế kĩ thuật.

Sơ đồ tư duy có đầy đủ các bước thiết kế rõ ràng.

Nội dung chưa thật tường minh.

Bài 17: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

85, 86

Đặc điểm yêu cầu trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

Cho thêm hình ảnh thực tế

Thiếu sinh động.

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Khoa học tự nhiên

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN: Khoa học tự nhiên

Người góp ý:………………….

Sách giáo khoa: Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

- Tác giả: Vũ Văn Hùng

- Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Bài 18

76,77

Momen lực

Giảm tải

Kiến thức nặng với học sinh đại trà

Bài 22

92

Điốt

Nên để vào phần mở rộng, giải thích tác dụng của diôt.

Đa phần học sinh không tiếp xúc với điốt, chưa có khái niệm gì về điot.

Bài 24

99

Cường độ dòng điện

Nên giới thiệu về biến trở và tác dụng của nó trước.

HS không hiểu rõ thế nào là biến trở, biến trở khác điện trở ở đâu?

Bài 27

109

Thực hành đo năng lượng nhiệt

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Bài 33

140

Thực hành đo huyết áp( huyết áp kế đồng hồ)

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí

16,12

Giải thích khái niệm khối lượng nguyên tử lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C

Nên đưa giải thích vì sao chọn nguyên tử C

HS có thể có thắc mắc mà GV không có cách giải thích chung

Bài 4

21,22

Nồng độ dung dịch

không có câu hỏi, bài tập thêm để học sinh luyện tập, vận dụng kiến thức đã học cho nhuần nhuyễn

Bài 33: Máu và cơ thể người

138

Mục 2. Chức năng hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí và các chất khác

-Mục III

1.Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố.

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí ( oxygen và cacbondioxide)…

Cần đưa kiến thức cụ thể hơn

Cần cụ thể hơn để khắc sâu kiến thức.

Để HS phân biệt được người bình thường và người bị thiếu máu

Bài 33

140

Thực hành đo huyết áp (bằng huyết áp kế đồng hồ)_

-Cho thêm tranh ảnh minh hoạ - Cấp dụng cụ huyết áp kế kèm theo sách

HS biết được dụng cụ huyết áp kế

-Nhà trường không có thiết bị

Toàn bộ sách không có câu hỏi, bài tập thêm để học sinh gợi nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học cho nhuần nhuyễn!

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Tin học

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

Môn: Tin học ; Lớp: 8

Họ tên:……………

Đơn vị công tác: Trường THCS……

Nội dung góp ý

1) SGK Tin học 8 của NXB Giáo dục Việt Nam

* Bộ kết nối tri thức

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

do đề xuất

Bài 16 Tin học với nghề nghiệp

Nguyên trang 92 phần 1 Tin học giúp nâng cao hiệu quả công việc

Chưa phân tích sâu về lợi ích của tin học trong cuộc sống

Nói rõ, cụ thể hơn về lợi ích của tin học trong việc nâng cao chất lượng cuộcsống

Thêm hình ảnh, thêm các phân tích

Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Văn

PHÒNG GD&ĐT

TRƯỜNG THCS

NĂM HỌC 2022 - 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………….. , ngày 9 tháng 11 năm 2022

PHIẾU NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

MÔN/HĐGD: Ngữ văn 8

A. THÔNG TIN VỀ SÁCH GIÁO KHOA

1. Tên bộ sách:

Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Tổng chủ biên/Chủ biên:

Đỗ Mạnh Hùng (Tổng chủ biên)

3. Nhà xuất bản:

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

B. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Họ và tên:

Chuyên ngành/Trình độ đào tạo: Đại học Ngữ văn

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS

Số điện thoại:

Email:

C. NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Nhận xét, đánh giá theo các tiêu chuẩn (Đánh dấu X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho từng tiêu chí)

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Nhận xét

Đánh giá

Đạt

Không đạt

I. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng

(1) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

SGK đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

X

(2) Nội dung hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh và giáo dục định hướng nghề nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

Nội dung SGK hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu giáo dục Hải Phòng theo xu hướng phát triển chung.

X

(3) Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

X

II. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1. Về nội dung

(4) Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

X

(5) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, xbồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

X

(6) Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

X

2. Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

(7) Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

X

(8) Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

X

3. Về kiểm tra, đánh giá

(9) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh để tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh để tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

X

(10) Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

X

4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

(11) Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học để nâng cao chất lượng.

X

(12) Có hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử, …) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Có đủ hệ thống học liệu bổ trợ, đủ đảm bảo để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.

X

2. Nhận xét chung

2.1. Ưu điểm

- Cách thiết kế bài học theo chủ đề có sáng tạo, gắn với thực tiễn đời sống, tạo sự mới mẻ, khơi gợi hứng thú đối với người học.

- Nội dung mỗi bài học được thiết kế xoay quanh các hoạt động chính đọc, viết, nói, nghe được tích hợp và kết nối chặt chẽ với nhau. Ngữ liệu, kiến thức Tiếng Việt và kiến thức văn học có độ khó tương ứng với yêu cầu cần đạt nên đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

2.2. Hạn chế

- Mỗi chủ đề không cùng thể loại sẽ hạn chế việc phân tích và rèn luyện kĩ năng cho học sinh theo đặc trưng thể loại, đặc biệt là việc tạo lập văn bản.

- Hệ thống câu hỏi chưa chú trọng đến giá trị nghệ thuật của văn bản mà tập trung chủ yếu vào khai thác bài học cuộc sống.

Người nhận xét

(Kí và ghi rõ họ tên)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Tiếng Anh - Global success

Mẫu 1

Phụ lục III
MẪU PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày tháng 11 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo)

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: Tiếng Anh Lớp: 8
Tên sách: Global success ( Tổng chủ biên: Hoàng Văn Vân, NXB Giáo dục Việt Nam)

Họ và tên: ..............................

Đơn vị công tác: Trường THCS ..................

Nội dung góp ý

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Unit 3

31

Ngữ pháp về câu đơn

Bỏ ngữ pháp về câu đơn

Bổ sung câu ghép với trạng từ chỉ thời gian ở bài 7 ( thu gọn các tập)

Câu đơn học sinh đã được học trong bài 2 sách lớp 7.

Đều là nội dung về câu ghép.

Unit 4

43

Ngữ pháp về: Yes/No and Wh-question

Bỏ nội dung ngữ pháp về Yes/No and Wh-questions.

Thay thế bằng ngữ pháp về thì hiện tại hoàn thành.

Các câu hỏi: Yes/No; Wh-questions học sinh được thực hành rất nhiều trong các bài học.

Thì hiện tại hoàn thành cần được dạy từ lớp 8 và ôn tập lại ở lớp 9 để học sinh nắm được vì đây là thì tương đối nhiều cách sử dụng.

Unit 5

53, 54

Ngữ pháp về: a, an, the, … nên thu gọn

Bổ sung thêm ngữ pháp về V + to V

Mạo từ đã được học ở bài 12 sách lớp 7.

Học sinh chưa có bài dạy cụ thể với V + to V một số động từ quen thuộc như: want, need, decide, begin, start …

Unit 7

75

Ngữ pháp về câu ghép có mệnh đề chỉ thời gian.

Chuyển nội dung ngữ pháp về câu ghép sang bài 3.

Đề xuất bổ sung ngữ pháp về câu bị động của thì hiện tại đơn

Đều là nội dung về câu ghép.

Bị động là nội dung khó liên quan đến nhiều thì trong Tiếng Anh, nếu học sinh không được tiếp cận từ lớp 8 và ôn tập lại ở lớp 9 thì sẽ khó nhớ được nội dung ngữ pháp.

Unit 8

87

Ngữ pháp về trạng từ tần suất

Bỏ nội dung ngữ pháp về trạng từ tần suất.

Đề xuất bổ sung ngữ pháp về câu bị động của thì quá khứ đơn

Nội dung ngữ pháp về trạng từ tần suất học sinh được sửu dụng qua các bài học rất nhiều.

Unit 10

109

Nội dung về đại từ sở hữu.

Bỏ nội dung về đại từ sở hữu.

Đề xuất bổ sung ngữ pháp về câu bị động của thì tương lai đơn và động từ khuyết thiếu

Thu gọn nội dung ngữ pháp về giới từ

Nội dung về đại từ sở hữu học sinh đã được học ở bài 11 sách lớp 7

Nội dung ngữ pháp về giới từ học sinh đã được học ở bài 6 sách lớp 7

Người góp ý

(ký và ghi rõ họ tên)

Gợi ý nội dung góp ý

  1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để góp ý chỉnh sửa, bảo đảm nội dung không vượt quá yêu cầu của Chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
  2. Xem xét tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu sách giáo khoa với đối tượng học sinh, đề xuất cách chỉnh sửa cụ thể đối với từng ngữ liệu/hình ảnh chưa phù hợp (nếu có).
  3. Xem xét các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

Mẫu 2

Phụ lục 2

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8
MÔN TIẾNG ANH

Họ và tên:................................

Đơn vị công tác:......................

Nội dung góp ý Bộ sách Global success

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Unit 2. Life in the countryside.

A closer look 2.

Nên có tiết ngữ pháp về trạng từ trước khi dạy so sánh của trạng từ.

Dạy phần so sánh của ADV nhưng học sinh chưa học phần ADV

Unit 2

Page 23:

Nên bỏ hai bức tranh đi .

Vì không có sự gắn kết với nội dung.

Unit 3

trang 29

Phần 3 Write a word or phrase ….

Nên đổi bức tranh số 5.

Bức tranh dễ gây hiểu lầm

Unit 6 Getting started

Trang 60

Dòng thứ 4

“ In my country people usually buy food in a store or in a restaurant.”

Nên Sửa lại: “ In my country, people usually ………..

Dùng dấu thêm phẩy

Unit 8

Trang 82 Dòng thứ 10 từ trên xuống

Dòng 11

Câu hỏi “Do you have similar markets in New Zealand?”

thay câu trả lời “ Yes, we do.”

Nên đổi thành “Are there similar markets in New Zealand?”

Thành “Yes, there are.”

Thêm dấu phẩy

Unit 9

Trang 92,Dòng thứ 3 phía tay phải từ trên xuống câu

“Suddently we haerd a very load noise.”

Đổi lại là: “Suddently, we haerd a very load noise.”

Thêm dấu phẩy

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Âm nhạc

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
MÔN: NGHỆ THUẬT; Lớp 8 (Âm nhạc)

Nhóm tác giả: Hoàng Long - Đỗ Thị Minh Chính - Vũ Mai Lan

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

CĐ 2

Tôi yêu Việt Nam

Trang 17/dòng 1

Nghe nhạc: Khách đến chơi nhà (DCQH Bắc Ninh)

-Trống cơm

-36 thứ chim

Bài: Khách đến chơi nhà , chưa phù hợp với nhiều học sinh vùng miền khác nhau. Thay đổi 1 trong 2 ca khúc Trống cơm, 36 thứ chim Gần gũi với học sinh các vùng miền. Giáo viên có thể tự trình bày ca khúc thay vì mở cho file nhạc HS xem

Người góp ý
(ký và ghi rõ họ tên)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Mĩ thuật

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
MÔN: Mĩ thuật (KNTT); Lớp 8

Họ tên: .................................................................

Đơn vị công tác: ...................................................

Nội dung góp ý

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1: Hình tượng con người trong Mĩ thuật

6/hình 4

Con-xtăng-tin Brên-cu-xi, Nụ hôn (the kiss), 1907-1908, tượng đá

Không nên đưa hình ảnh này

Vì không phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8

......, ngày ....tháng ... năm....

GIÁO VIÊN

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 8

    Xem thêm