Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn GDCD 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Câu hỏi: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  1. Cố ý đánh người gây thương tích.
  2. Bịa đặt điều xấu về bạn bè.
  3. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.
  4. Chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.

Giải thích : Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Vậy việc tự ý bắt người là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

1. Quyền là gì?

Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

2. Đặc điểm của quyền

Dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của quyền là phải có sự ghi nhận về mặt pháp lí và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật; thứ hai là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với chủ thể cá nhân, được thể hiện một cách cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân trong một cộng đồng nhất định.

Theo đó, quyền của cá nhân sẽ được phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình tồn tại, phát triển của xã hội. Đối với cá nhân, các quyền cơ bản phát sinh từ khi cá nhân sinh ra và có những quyền cụ thể khác phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định.

Quyền phải gắn với phạm vi quyền, nghĩa vụ và năng lực của cá nhân và phải chịu tác động trong phạm vi giới hạn của pháp luật hay vùng lãnh thổ nhất định. Quyền của cá nhân sẽ chỉ bị tước bỏ bởi pháp luật, chấm dứt khi người đó chết.

Với tư cách là công dân của nhà nước sở tại, cá nhân được hưởng đầy đủ các quyền mà hiến pháp, pháp luật của nhà nước sở tại quy định. Đồng thời, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các quyền của công dân, không phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của công dân trong phạm vi lãnh thổ đất nước.

Ở nước ta, quyền của công dân sẽ được thể chế hóa tại Hiến pháp và các đạo luật.

Theo đó, công dân sẽ có các loại quyền đương nhiên như: quyền làm người, quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; các quyền về chính trị như quyền bầu cử, ứng cử, quyền được tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, thảo luận các vấn đề của nhà nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu; các quyền về kinh tế văn hóa, xã hội như quyền sở hữu những thu nhập, … Quyền của cá nhân có thể phát sinh do được người khác ủy quyền.

Quyền công dân là những hành vi theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được thực hiện những công việc mà pháp luật không cấm.

Tương ứng với các quyền của công dân, nghĩa vụ công dân là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ công dân được thể hiện rõ nhất là mối quan hệ qua lại, bình đẳng giữa nhà nước và công dân, quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ quyền tự do cơ bản của con người được Nhà nước thừa nhận, quy định trong Hiến pháp.

Quyền và nghĩa vụ công dân mặc dù đối lập nhưng lại được thống nhất với nhau. Công dân đều được hưởng những lợi ích chính đáng từ Nhà nước và cũng đồng thời phải tuân thủ và chấp hành những quy định chung mà Nhà nước đặt ra, bắt buộc phải thực hiện.

Theo sự phát triển của xã hội, phạm vi các quyền của cá nhân sẽ ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa.

Tôn trọng các quyền của cá nhân và đảm bảo quyền của cá nhân là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động tư pháp và là một nội dung quan trọng của quản lí nhà nước, quản lí xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, công dân ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có địa vị pháp lý bao gồm quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định, thể hiện mối quan hệ bền vững, mang tính lâu dài.

3. Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân

Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ Điều 14 đến Điều 18 như sau:

– Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

– Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

– Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

– Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

– Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

– Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

– Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

– Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác; Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

-------------------------------

Ngoài Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập GDCD 12, Trắc nghiệm GDCD 12 để hoàn thành tốt chương trình học PTTH.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm