Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công dân tuân thủ pháp luật từ chối làm gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn GDCD 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì?

  1. Viết hộ phiếu bầu cử cho người khác.
  2. thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  3. thực hiện giao dịch dân sự.
  4. tham gia các hoạt động tôn giáo.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. viết hộ phiếu bầu cử cho người khác.

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối viết hộ phiếu bầu cử cho người khác.

1. Công dân là gì?

- Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.

- Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia.

- Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân của Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

- Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

2. Quyền của công dân

- Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

- Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.

- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

- Các quyền về chính trị của công dân: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;….

- Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;…

- Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…

3. Nghĩa vụ của công dân

- Công dân Việt Nam có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

- Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

- Nghĩa vụ công dân là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ công dân thể hiện rõ nhất là mối quan hệ qua lại, bình đẳng giữa nhà nước và công dân, quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ quyền tự do cơ bản của con người được Nhà nước thừa nhận, quy định trong Hiến pháp.

Quyền và nghĩa vụ công dân tuy đối lập nhưng lại được thống nhất với nhau. Công dân đều được hưởng lợi ích chính đáng từ Nhà nước và cũng đồng thời phải tuân thủ, chấp hành những quy định chung mà Nhà nước đặt ra, bắt buộc phải thực hiện.

Như vậy, công dân ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có địa vị pháp lý bao gồm quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định, thể hiện mối quan hệ bền vững, mang tính lâu dài.

4. Một số ý kiến liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ

Tối ưu hóa việc ghi nhận nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”

- Đối lập với pháp quyền là pháp trị. Pháp trị cũng như pháp quyền đều đề cao pháp luật, nhưng theo quan niệm pháp trị, pháp luật là của nhà nước, do nhà nước đặt ra nhằm mục đích chủ yếu là cai trị người dân, quản lý xã hội; còn bản thân nhà nước đứng trên pháp luật, có thể hành xử tùy tiện, bất chấp pháp luật do mình đặt ra. Ngược lại, theo quan niệm pháp quyền, về bản chất, pháp luật là của nhân dân, là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước nguy cơ xâm phạm của nhà nước và để giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước. Pháp quyền và pháp trị đối lập nhau về chất.

- Công dân có quyền và quyền con người là quyền tự nhiên, bất cứ ai cũng cũng có quyền đó; quyền công dân là quyền của người có quốc tịch Việt Nam… Để mọi người, công dân thực hiện quyền của mình thì Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người và công dân thực hiện đầy đủ các quyền của mình.

Tổ chức thi hành nghiêm túc nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”

- Về thể chế kinh tế, xã hội và văn hóa, Chương III của Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát triển con người (từ Điều 57 đến Điều 60); đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (Điều 57).

- Tại các địa phương, cơ sở đã có những tiến bộ về thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thông qua các công cụ pháp lý do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành như: Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn (1998); Quy chế dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (1999); Quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan (1998) và Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007) quyền được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát của Nhân dân ngày càng được khẳng định trong thực tế, củng cố vị thế chính trị của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ sở.

-------------------------------

Ngoài Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập GDCD 12, Trắc nghiệm GDCD 12 để hoàn thành tốt chương trình học PTTH.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm