Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy giải thích theo ý hiểu về câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”

Văn mẫu lớp 8: Hãy giải thích theo ý hiểu về câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giải thích câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”

Xã hội của chúng ta luôn có quy tắc để nhận xét một con người, mỗi người chúng ta cũng vì thế mà luôn lần phải tự tu dưỡng đạo đức, nhân cách để sống đúng mực, để được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Cách đơn giản mỗi thế hệ trẻ như chúng ta, không chỉ tích cực học ở trường lớp, nhưng nếu chịu khó học hỏi, tìm tòi chúng ta còn hiểu bên mình những câu tục ngữ, ca dao đượm tình nghĩa, dễ hiểu để khuyên răn như “gọi dạ bảo vâng” chắc chắn là điều sẽ theo ta qua mỗi chặng đường hoàn thiện bản thân một cách toàn diện.

Câu tục ngữ dường như đã khéo léo lồng ghép, đôi từ cảm thán “dạ” và “vâng” làm nên câu nói ngắn gọn nhưng đầy sự trìu mến, nhẹ nhàng khuyên răn con người là phải biết “kính trên nhường dưới”, sống sao cho phải phép đặc biệt trong cách ăn cách nói, phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình, có nghĩa là bề dưới phải kính và tôn trọng bề trên,không được có thái độ và những lời nói thiếu văn hóa và thiếu lễ độ với bề trên của mình vì họ là những thế hệ đi trước, không phải là bạn bè bằng vai phải lứa, là người đã có công tạo dựng cuộc sống này, tạo cho mình những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện, điều lễ nghi phép tắc cư xử đơn giản ấy cũng vừa là thể hiện sự ơn nghĩa của mình với họ, nên ta không được phép quên.

Nhờ câu tục ngữ ta bỗng liên tưởng đến lời bài hát thiếu nhi nổi tiếng, văng vẳng bên tai:

“Có con chim vành khuyên nhỏ

Dáng trông thật ngoan ngoãn quá

Gọi dạ bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà….”

Đung đưa theo giai điệu bài hát, là một lần để mỗi chúng ta nhớ lại quá khứ của mình. Chắc hẳn dù chưa được tiếp xúc với con chữ, chưa được cắp sách đến trường, nhưng nếu như được ở trong một gia đình nho nhã, hiếu đạo thì việc ta tiếp thu những điều phép tắc cư xử vỡ lòng như thế này là thường xuyên. Ta thường được dạy rằng, khi gặp người lớn tuổi hơn ta phải biết chào hỏi lễ phép,nói chuyện phải có thưa có gửi rõ ràng, khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Vì ta còn nhỏ, tâm hồn ta ngây thơ, trong sáng, ta nên được dạy dỗ cẩn thận từ bé, thì đi đâu, gặp ai cũng đều được quý mến, từ chiếc miệng đáng yêu ấy phát ra những lời nói đẹp, những ngôn từ có học thì chính mình cũng thấy vui lây,…bài học được nâng lên dần, khi ta đến trường, đến lớp, đến xã hội là không bao giờ được nói bậy,thiếu lễ phép như vậy là ta không tôn trọng người đối diện,..phải luôn biết giữ trong mình phép lịch sự tối thiểu, những bài học về cách đối nhân xử thế cơ bản. Nếu làm ngược lại, hoặc không làm dù không sao nhưng sẽ ngấm ngầm làm hỏng đi một con người theo nghĩa tiêu cực, tự đánh mất đi nhiều cơ hội….

Những điều đó, phải khi lớn lên, đến những độ tuổi trưởng thành ta mới có cơ hội để hiểu, mới quý, mới trân trọng lời ông bà, cha mẹ đã dặn. Trong một xã hội, càng phát triển, con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đang phải đối mặt với sự suy giảm về đạo đức, những từ “vâng, dạ” ngoan ngoãn, lễ phép ngày nào đã vắng dần, hành động, phép tắc của người trẻ giờ đây đã bị đảo lộn, họ sẵn sàng chấp nhận những văn hóa du nhập phương Tây, bóp méo vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, những con người trống rỗng, vô lễ, văng tục chửi bậy khi còn khoác trên mình chiếc áo trắng của ngôi trường đầy tự hào,.. Người lớn thì thờ ơ, vô cảm trước hành động con trẻ, xã hội tò mò còn lấy đó làm điều để khoe mẽ, bàn luận rôm rả, không ý thức việc bảo ban chúng lại, chỉ trì triết, trách mắng…

Vậy nên, khi còn được sống trong cộng đồng người với người, một dân tộc truyền thống lâu đời, có nền văn hóa bản sắc thì chúng ta cần tự xem lại mình, nói không sai khi mà cách cư xử lại là cái cách để người ta đánh giá một con người, thậm chí là gia đình, dòng họ, nên ta càng trân trọng lối sống có văn hóa, có lịch sự, lễ phép bao nhiêu thì cũng không thiệt đi đường nào, vì nó tốt cho ta, cho ta một mực thước để phấn đấu trở nên tốt hơn.

Bài học quý giá qua câu tục ngữ, đã giúp ta hình dung được những điều mình cần phải học, phải bảo tồn, phát huy. Chỉ khi ta hiểu được bài học của cha ông, ngoan ngoãn, lễ phép, biết vận dụng vào xã hội ngày nay cho phù hợp thì ta hoàn toàn có thể thành công hơn ở tương lai, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Hãy giải thích theo ý hiểu về câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 772
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm