Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam
Chúng tôi xin giới thiệu bài Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam
1. Cấu trúc của Hệ thống TCVN
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật (có hiệu lực từ 1/1/2007) hệ thống
Tiêu chuẩn Việt Nam gồm:
- Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu TCVN
- Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu TCCS
Tính đến hết năm 2017, tổng số TCVN đã ban hành là trên 10000. Tuy nhiên, trong số đó nhiều tiêu chuẩn đã hủy bỏ hoặc được soát xét thay thế, vì vậy Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành khoảng 9546 TCVN.
Các TCVN hiện hành được phân loại theo những lĩnh vực/chủ đề của Khung phân loại TCVN (hoàn toàn phù hợp với Khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế – ICS) như sau:
Mã | Lĩnh vực/Chủ đề |
01 | Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hóa. Tư liệu |
03 | Dịch vụ. Tổ chức, quản lý chất lượng công ty. Hành chính. Vận tải. Xã hội học |
07 | Toán học. Khoa học tự nhiên |
11 | Công nghệ chăm sóc sức khỏe |
13 | Môi trường. Bảo vệ sức khỏe. An toàn |
17 | Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý |
19 | Thử nghiệm |
21 | Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung |
23 | Hệ thống và kết cấu dẫn lỏng công dụng chung |
25 | Chế tạo |
27 | Năng lượng và truyền nhiệt |
29 | Kỹ thuật điện |
31 | Điện tử |
33 | Viễn thông. Kỹ thuật âm thanh và hình ảnh |
35 | Công nghệ thông tin. Máy văn phòng |
37 | Công nghệ ảnh |
39 | Cơ khí chính xác. Kim hoàn |
43 | Phương tiện giao thông đường bộ |
45 | Đường sắt |
47 | Đóng tàu và kết cấu tàu thủy |
49 | Kỹ thuật máy bay và vũ trụ |
53 | Thiết bị xếp dỡ vật liệu |
55 | Bao gói và phân phối hàng hóa |
59 | Công nghệ dệt may và da |
61 | May mặc |
65 | Nông nghiệp |
67 | Công nghệ thực phẩm |
71 | Công nghệ hóa chất |
73 | Khai thác mỏ và khoáng sản |
75 | Dầu mỏ và các công nghệ liên quan |
77 | Luyện kim |
79 | Công nghệ chế biến gỗ |
81 | Thủy tinh và gốm |
83 | Cao su và chất dẻo |
85 | Giấy |
87 | Sơn và chất màu |
91 | Vật liệu xây dựng và xây dựng nhà |
93 | Xây dựng dân dụng |
95 | Quân sự |
97 | Thiết bị gia dụng và thương mại. Giải trí. Thể thao |
99 | (Dự trữ) |
Bảng 2.1. Phân loại các TCVN theo lĩnh vực/ chủ đề
2. Những ưu điểm chính
Hệ thống TCVN hiện hành có những ưu điểm chủ yếu sau đây:
Hệ thống TCVN đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội,…
Về cơ bản, Hệ thống TCVN đã được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần thiết, được bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn thuộc các đối tượng theo yêu cầu quản lý cấp bách,…
Được soát xét kịp thời để loại ra khỏi Hệ thống TCVN quá lạc hậu hoặc không còn cần thiết hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng các văn bản khác, hoặc cấp khác.
Số lượng TCVN hoàn toàn phù hợp hoặc tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài ngày một nhiều. Tính đồng bộ các nội dung (loại) tiêu chuẩn được chú trọng.
Thủ tục và phương pháp xây dựng TCVN luôn được cải tiến.
Thủ tục xây dựng TCVN đã được cải tiến nhiều lần và hiện nay đang áp dụng thủ tục gần giống với thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO.
3. Những vấn đề cần khắc phục
Mặc dù có một số ưu điểm đã nêu trên, nhưng hệ thống TCVN hiện nay thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay và còn có một số tồn tại như sau:
Hệ thống TCVN thực sự chưa được áp dụng rộng rãi, thực sự chưa phát huy được hiệu quả và hiệu lực cao.
Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều TCVN còn thấp và lạc hậu cần phải soát xét thay thế.
Số lượng tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong Hệ thống TCVN.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về cấu trúc của Hệ thống TCVN, những ưu điểm và hạn chế của hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.