Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đơn vị đo, chuẩn đo lường và phép đo

Đơn vị đo, chuẩn đo lường và phép đo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Đơn vị đo, chuẩn đo lường và phép đo

Đơn vị đo

Đơn vị đo là đại lượng dùng để xác định những đặc điểm của vật đo, cho phép đánh giá bằng những con số cụ thể. Ví dụ: thời gian tính bằng giờ, phút hoặc giây,.... Đơn vị đo bao gồm: đơn vị đo pháp định và đơn vị đo khác.

Đơn vị đo pháp định, bao gồm: các đơn vị đo thuộc đơn vị đo quốc tế SI (đơn vị đo cơ bản thuộc SI, các đơn vị đo dẫn suất thuộc SI, các bội, ước thập phân của đơn vị đo thuộc SI). Các trường hợp sau đây phải sử dụng đơn vị đo pháp định:

+ Thể hiện trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành

+ Trên phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm soát về đo lường.

Ghi nhãn hàng đóng gói sẵn

Hoạt động thành tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác.

Các đơn vị đo khác Việt Nam đã quy định đơn vị đo lường cơ bản được sử dụng chính thức.

Tên

Ký hiệu

Đại lượng

Định nghĩa

mét

M

Chiều dài

Đơn vị đo chiều dài tương đương với chiều dài quãng đường đi được của một tia sáng trong chân không trong khoảng thời gian 1/299792458 giây. Con số này là chính xác và mét được định nghĩa theo cách này.

Kilôgam

Kg

Khối lượng

Đơn vị đo khối lượng bằng khối lượng của ki - lô – gam tiêu chuẩn quốc tế (quả cân hình trụ bằng hợp kim platin – iriđi) được giữ lại Viện đo lường quốc tế (viết tắt tiếng Pháp: BIPM), Servres, Pari. Cũng lưu ý rằng kg là đơn vị đo cơ bản có tiền tố duy nhất; gam được định nghĩa như là đơn vị suy ra, bằng 1/1000kg; các tiền tố như mêga được áp dụng đối với gam, không phải kg; Nó cũng là đơn vị đo lường cơ bản duy nhất còn được định nghĩa bằng nguyên mẫu vật cụ thể thay vì được đo lường bằng các hiện tượng tự nhiên.

giây

S

Thời gian

Đơn vị đo thời gian bằng chính xác 9192631770 chu kỳ của bức xạ ứng với sự chuyển tiếp giữa mức trạng thái cơ bản siêu tinh tế của nguyên tử xêzi – 133 tại nhiệt độ 0 K

ampe

A

Cường độ dòng điện

Đơn vị đo cường độ dòng điện là dòng điện cố định, nếu nó chạy trong hai dây dẫn song song dài vô hạn có tiết diện không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, thì sinh ra một lực giữa hai dây này bằng 2x10-7 niutơn trên một mét chiều dài

kelvin

K

Nhiệt độ nhiệt động học

Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học (hay nhiệt độ tuyệt đối) là 1/273,16 (chính xác) của nhiệt độ nhiệt động học tại điểm cân bằng ba trạng thái của nước.

mol

mol

Lượng vật chất

Đơn vị đo lường vật chất là lượng vật chất chứa các thực tế cơ bản bằng với số nguyên tử trong 0,012 kg cacbon – 12 nguyên chất. Nó xấp xỉ tương đương với 6,02214199 x 1023 đơn vị.

Cndela

Cd

Cường độ chiếu sáng

Đơn vị đo cường độ chiếu sáng là cường độ chiếu sáng theo một hướng cho trước của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc với tần số 540 x 1012hec và cường độ bức xạ theo hướng đó là 1/683 oát trên một sterađian.

Bảng 2.2. Các đơn vị đo lường cơ bản

Để đơn vị đo có ý nghĩa và áp dụng rộng rãi, có hiệu quả trong thực tế mỗi đơn vị đo đưa ra cần đáp ứng những yêu cầu nhất định và phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế – xã hội, cần đáp ứng yêu cầu:

  • Đơn vị đo phải dễ hiểu, dễ áp dụng
  • Đơn vị đo áp dụng phải tạo ra cơ sở cho sự giải thích thống nhất
  • Kinh tế, tiết kiệm trong áp dụng đơn vị đo.

Chuẩn đo lường

Chuẩn đo lường là phương tiện đo, vật đo, hệ thống đo hoặc mẫu chuẩn để thực hiện được dùng làm mốc so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác. Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực gồm:

  • Chuẩn quốc gia là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia, được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt để xác định số đo của chuẩn đo lường khác
  • Chuẩn chính là chuẩn đo lường để kiểm định, hiệu chuẩn các chuẩn đo lường khác của một tổ chức hoặc địa phương
  • Chuẩn công tác là chuẩn đo lường dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo
  • Chuẩn quốc gia phải được liên kết với chuẩn quốc tế bằng việc định kỳ hiệu chuẩn, so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được liên kết với chuẩn quốc tế.
  • Chuẩn chính, chuẩn công tác được định kỳ liên kết với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn đã được liên kết với chuẩn quốc gia.

Phép đo

Phép đo là tập hợp các thao tác để xác định số đo của đại lượng cần đo. Bản chất của phép đo là sự so sánh đại lượng cần đo với một đại lượng cùng loại với nó được chọn làm đơn vị đo. Đặc trưng quan trọng nhất của phép đo là tính thống nhất và độ chính xác. Tính thống nhất có được là nhờ đơn vị đo đã được chuẩn hóa. Các phép đo thống nhất khi kết quả đo được biểu thị theo đơn vị hợp pháp đã được quy định thống nhất và sai số của nó đã được biết ứng với một mức độ tin cậy nào đó. Sai số của phép do là sự sai lệch giữa kết quả đo và giá trị thực của đại lượng được đo.

Độ chính xác của phép đo đặc trưng cho mức độ sát sao của kết quả đo so với giá trị thực của đại lượng và được đánh giá bằng mức độ xác thực và độ tập trung của kết quả đo. Độ xác thực là độ lệch giữa giá trị thực và giá trị trung bình của các giá trị đo. Độ tập trung là mức độ xếp gần nhau của các giá trị thu được. Phép đo có giá trị thực tế khi sai lệch giữa giá trị thực tế và tiêu chuẩn quy định trong văn bản nằm trong giới hạn cho phép. Những giá trị giới hạn đó gọi là giá trị giới hạn định mức lớn nhất hoặc nhỏ nhất của chỉ tiêu đo. Chênh lệch giữa giá trị giới hạn định mức lớn nhất và nhỏ nhất gọi là dung sai. Nếu phép đo không đảm bảo độ chính xác thì không thể sử dụng được cho mục đích đã định, phép đo trở thành vô nghĩa.

Để đo lường có thể ứng dụng phổ biến và có hiệu quả thì các phép đo phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Đảm bảo tính thống nhất và chính xác ở mức cần thiết
  • Đảm bảo sự phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất. Thể hiện thông qua đơn vị đo nhiều hơn, chính xác hơn, nhanh hơn, phạm vi rộng hơn.
  • Chi phí cho đo lường phải thấp hơn so với lợi ích của nó đem lại
  • Cần quản lý chặt chẽ về công tác đo lường.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đơn vị đo, chuẩn đo lường và phép đo về khái niệm, đặc điểm và vai trò của đơn vị đo, chuẩn đo lường và phép đo...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đơn vị đo, chuẩn đo lường và phép đo. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm