Hình thái và mô hình văn hóa
Hình thái và mô hình văn hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Hình thái và mô hình văn hóa
Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có hai phần rất đơn giản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu trúc này mới là cấu trúc cơ sở, đơn giản, tuy không sai nhưng không thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa.
- L.White thì phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng. GS. Đào Duy Anh thì dựa theo F.Sartiaux mà chia văn hóa thành ba bộ phận: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt tri thức. GS. Văn Tân thì lại phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.
- M. S.Kagan cũng chia văn hóa thành ba thành tố là văn hóa nghệ thuật, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. PGS, TS. Ngô Đức Thịnh lại nói đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng và văn hóa nghệ thuật, hoặc GS. Nguyễn Tấn Đác lại chia văn hóa thành hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật.
Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể của văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu và vì vậy, đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và con người. Mọi hệ thống văn hóa đều có quan hệ với môi trường xã hội. Vì vậy, giữa văn hóa và môi trường xã hội có sự gắn kết sâu sắc. Đó là những vấn đề có liên-quan đến tổ chức xã hội vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị và những vấn đề có liên quan đến đời sống cá nhân như tín ngưỡng, phong tục, tập quán, đạo đức, sự giao tiếp, ứng xử, nghệ thuật v.v... Mối quan hệ thứ hai là quan hệ giữa văn hóa và môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, vấn đề bản năng v.v...). Với mỗi loại môi trường đều có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng: tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, để mặc và làm đẹp con người, để tạo ra các vật dụng hàng ngày... Nhưng đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoáng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (nhà cửa, kiến trúc)...
Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hóa, tiếp xúc và biến đổi văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng các thành tựu của các dân tộc, quốc gia bằng để làm giàu thêm nền văn hóa của mình; đồng thời, lại phải lo đối phó với họ trên các mặt quân sự, ngoại giao, chính trị... Văn hóa phải được xem xét trên cả hai khía cạnh đồng đại và lịch đại, không gian (vấn đề địa lí - môi trường) và thời gian (lịch sử dân tộc), khái quát và cụ thể.
Ví dụ: dưới góc độ đồng đại, văn hóa có thể phân biệt thành văn hóa dân gian và văn hóa chính thống; hoặc chia ba loại văn hóa theo địa bàn cư trú là văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn hóa núi; hoặc có sự khác biệt giữa văn hóa Việt (Kinh) với văn hóa các dân tộc ít người. Tìm lại, mô hình cấu trúc của hệ thống văn hóa sẽ cho ta thấy những cái chung, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền văn hóa, còn loại hình văn hóa sẽ cho ta thấy cái riêng, cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng.
So sánh các nền văn hóa trên thế giới người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy, khi nói đến vấn đề này, người ta thường hay liệt kê Chẳng hạn, Arnold Toynbee kể ra 38 nền văn minh thế giới; trong đó văn minh Việt Nam xếp cạnh văn mình Triều Tiên, Nhật Bản. Nhưng cũng từ lâu, người ta đã nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít những nét tương đồng. Để giải thích sự tương đống này, có ba chủ thuyết lớn như sau:
- Cuối thế kỉ XIX ở Tây Âu đã phổ biến thuyết khuếch tán văn hóa. Đại biểu của nó là F.Ratsei, L.Frobenius, F.Giabner, w.Schmidt ở Đức, Áo; G.Elliot Smith, W.Riers ở Anh... Quan điểm chủ yếu của họ là văn hóa được hình thành từ một trung tâm rồi được truyền bá, lan tỏa ra các nơi khác bằng cách mô phòng hoặc do những cuộc thiên di của các dân tộc. Có lan tỏa toàn bộ hoặc lan tỏa bộ phận (truyền bá những yếu tố riêng lẻ của một nền văn hóa); lan tỏa tiên phát trực tiếp từ nơi phát sinh hoặc lan tỏa thứ sinh. Việc cực đoan hóa thuyết này đã dẫn đến chỗ bị giới cầm quyền thực dân lợi dụng để đề cao dân tộc này, khinh rẻ các dân tộc khác. Do vậy, nó từng bị kết án là một "học thuyết tư sản".
- Đầu thế kỉ XX, từ những ý kiến của F.Boas, các nhà nhân chủng học Mỹ C. L.Wisler và A.L.Kroeber một mặt chống lại quan điểm tiến hóa đơn tuyến và đơn giản của L.Morgan và E.B.Taylor, một mặt đã phản đối thuyết khuếch tán văn hóa và để xuất thuyết vùng văn hóa. Trên cơ sở nghiên cứu văn hóa các dân tộc da bò Mỹ, các tác giả khẳng định sự tồn tại của nhiều dân tộc trên cùng một vùng lãnh thổ mà văn hóa của họ có những điểm chung.
- Sau này, từ cách tiếp cận vùng văn hóa trên cơ sở một đặc trưng hạn hẹp, C.L.Wisler và một số tác giả khác đã đi đến kết luận về sự cần thiết lựa chọn một tập hợp những đặc trưng tạo nên tip, hay loại hình văn hóa vùng. Trên cơ sở quan điểm này, từ những năm 30, trong dân tộc học Xô Viết đã hình thành thuyết loại hình kinh tế - văn hóa. Đại biểu của nó là N.N. Chebbksarop và một số tác giả khác. Họ cho rằng trong lịch sử văn hóa nhân loại đã từng tồn tại ba nhóm loại hình kinh tế-văn hóa loại hình kinh tế-văn hóa liên quan đến những cư dân sinh sống bằng săn bắt, hái lượm và đánh cá; loại hình kinh tế-văn hóa liên quan đến những cư dân làm nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi; loại hình kinh tế-văn hóa liên quan đến những người làm nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật.
Ba chủ thuyết trên đều ít nhiều có hạt nhân hợp lí của nó. Chúng không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Nếu các tộc người chủ nhân của các nền văn hóa, cũng như các ngôn ngữ của họ xuất phát từ cùng một góc thì giữa các nền văn hóa này có thể có quan hệ khuếch tán, lan tỏa. Nếu các nền văn hóa gần gũi nhau về địa lí thì chúng có thể tiếp xúc rồi giao lưu với nhau. Trong việc giao lưu ấy có thể xảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hóa kia (tiếp thu thụ động) hoặc nền văn hóa này vay mượn những yếu tố của nền văn hóa kia (tiếp thu chủ động); rồi trên cơ sở những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ấy mà điều chỉnh, cải biên cho phù hợp, gây ra sự giao thoa văn hóa. Các nền văn hóa gần gũi và giao lưu với nhau này tạo nên những vùng văn hóa. Và có thể phân biệt vùng văn hóa ngay trong nội bộ một nền văn hóa.
Sự tiếp biến văn hóa cũng có thể xảy ra khi các nén văn hóa tuy ở cách xa nhau nhưng đã có diễu kiện tiếp xúc với nhau. Nêu các nền văn hóa mặc dù ở cách xa nhau và chưa bao giờ gặp gỡ nhau nhưng lại nằm trong những điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng thì chúng cũng có thể có những nét tương đồng hay "hội tụ". Sản phẩm của hai trường hợp này là những đặc trưng loại hình. Vì vậy mà các nhà dân tộc học Xô viết đã phân biệt khái niệm "loại hình kinh tế - văn hóa" với khái niệm "vùng văn hóa - lịch sử". Nêu vùng văn hóa - lịch sử là một không gian địa lí liên tục thì loại hình kinh tế - văn hóa có thể bao gồm nhiều khu vực địa lí khác nhau. Lí thuyết vùng văn hóa sẽ rất hữu hiệu cho việc xác định các vùng văn hóa của người Việt và các dân tộc ở người như văn hóa sông Hồng, văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa Tây Nguyên v.v. . Lí thuyết về sự lan tỏa lại thích hợp cho việc giải thích sự tương đồng văn hóa giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo... giữa người Kinh/Việt và nhiều tộc người thiểu số.
Nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt văn hóa là do những khác biệt về môi trường sống quy định. Do vậy, khi xưa giữa những nền văn hóa của các dân tộc ở phương Đông và phương Tây có sự khác biệt rõ ràng. Các cộng đồng cư dân phương Đông cư trú trong môi trường là những vùng châu thổ nằm trong lưu vực các con sông lớn với khí hậu nóng ẩm. Phương Tây thì lại là xứ sở của những thảo nguyên mênh mông với khí hậu lạnh khô.
Hai loại địa hình châu thổ và đồng cỏ dẫn đến việc cư dân của hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế trồng trọt bắt buộc phải sống định cư (vì trồng cây xuống thì phải chò cho nó lớn lên, ra hoa, kết trái để còn thu hoạch). Có những loại cây phải trồng công phu, lâu năm, có khi 5-10 năm mới có quả, rồi lại thu hoạch nhiều lần. Lối sống chăn nuôi thì khác. Tài sản của dân du mục là đàn gia súc, gia súc ăn cỏ không bị cố định như cái cây. Khi gia súc ăn hết cỏ không thể ngồi đợi cho cỏ mọc mà phải đi tìm bãi cỏ khác. Cho nên sống bằng nghề du mục là lối sống du cư - vừa đi vừa ở, nay đây mai đó...
Kinh tế được quy định bởi môi trường sống. Văn hóa lại được quy định bởi môi trường sống và kinh tế. Kết quả là hình thành hai loại hình văn hóa:
- Văn hóa nông nghiệp lo tạo dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, không xáo trộn, mang tính chất trọng tĩnh.
- Văn hóa du mục lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn gàng, nhanh chóng, thuận tiện, mang tính chất trọng động.
Các nền văn hóa hiện đại, dù thuộc giai đoạn văn minh nào (nông nghiệp, công nghiệp hay thậm chí hậu công nghiệp) cũng không hoàn toàn thoát ra ngoài hai loại hình truyền thống ấy. Căn cứ theo nguồn gốc, ta gọi chúng là văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa gốc du mục. Điển hình cho loại gốc nông nghiệp (trọng tĩnh) là các nền văn hóa phương Đông. Và mỗi loại hình văn hóa này là một chùm những đặc trưng khu biệt do môi trường sống và loại hình kinh tế quy định.
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, đã hình thành hai thái độ đối lập: Dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên - đã ở cố định một chỗ với cái nhà cái cây của mình thì phải có ý thức tôn trọng, không ganh đua với thiên nhiên. Sống hòa hợp với thiên nhiên là mong muốn của cư dân các nền văn hóa trọng tĩnh phương Đông. Người nông dân Việt Nam trong tâm thức, luôn coi trời là chỗ dựa là "người cứu tinh", nên đã có những câu ca dao như:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Láy đầy bát com
Lấy rơm đun bếp
- Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu...
Còn dân du mục nếu thấy sinh sống ở nơi này không thuận tiện, họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác, do vậy để dẫn đến tâm lí coi thường thiên nhiên. Bởi vậy mà các nền văn hóa phương Tây trọng động mang trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên.
Mỗi thái độ đều có mặt hay và mặt dở riêng của nó. Tôn trọng thiên nhiên thì gìn giữ được môi trường sống tự nhiên nhưng lại khiến non người trở nên rụt rè, e ngại, thậm chí tôn sùng tự nhiên. Coi thường thiên nhiên thì khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên, khuyến khích khoa học phát triển nhưng lại hủy hoại môi trường. Có lẽ nên nhìn nhận con người là một phần của thiên nhiên hơn là một cái gi cách biệt với thiên nhiên. Con người và thiên nhiên là một. Và, vấn đề của con người không phải là chiến thắng thiên nhiên mà sống trong một sự hòa hợp có ý thức và tế nhị với thiên nhiên"
Hai loại hình văn hóa này tạo nền hai kiểu tư duy trái ngược nhau. Nghề nông, nhất là nông nghiệp lúa nước sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Không phải chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả: trời, đất, nắng, mưa. Nắng, mưa nhiều quá, hoặc không nắng, không mưa đều nguy hiểm cả. Cho nên người Việt nói:
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng.
Đó chính là đầu mối của lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng. Cái mà người làm nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của các yếu tố riêng rẽ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp có nghĩa là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mối quan hệ giữa chúng. Dó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông nghiệp mà nông nghiệp lúa nước là điển hình. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này, mã chứng tích là các câu tục ngữ như:
- Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
- Quạ tắm thì ráo, sao tắm thì mưa
- Được mùa lúa, lúa mùa cau. Được mùa cau, đau mùa lúa
- Mồng chín tháng chín không mưa, bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi...
Người xưa còn tìm ra không chỉ những mối quan hệ giữa các hiện tượng thiên nhiên, mà còn tổng hợp được cả những mối quan hệ giữa chúng với các hiện tượng trong đời sống thường ngày và trong xã hội:
- Thâm đông thì mưa, thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa.
- Cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà ghẹ ổ...
- Nắng tháng ba, chó già lè lưỡi.
- Tháng tám heo may, chuồn chuồn bay thì bão...
Ngược lại đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không tản mạn mà tập trung vào đàn gia súc con vật. Xuất phát từ một chỉnh thể cụ thể là con vật mà xẻ chia ra thành các bộ phận. Và thế là tư duy tất yếu đi theo lối phân tích về các yếu tố cấu thành. Vì mối liên hệ giữa chúng trong chỉnh thể là lẽ đương nhiên nên đối tượng quan tâm ở đây tập trung vào các bộ phận riêng lẻ. Phân tích kéo theo siêu hình, chú trọng các yếu tố, trừu tượng hóa chúng khỏi các mối liên hệ. Phân tích và siêu hình là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc du mục mà phương Tây là điển hình. Tư duy này là cơ sở cho sự hình thành và phát triển khoa học. Một tư tưởng được coi là khoa học và khi nó được biện giải, lập luận chặt chẽ và kiểm tra được bằng thực nghiệm khoa học hình thành theo con đường thực nghiệm, khách quan, lí tính, để ra tính chặt chẽ và sức thuyết phục. Tuy nhiên, do phương pháp khoa học bao giờ cũng giới hạn đối tượng, cho nên cái đúng của khoa học chỉ là đúng trong phạm vì những giới hạn ăy thôi. Do đó, nó luôn chứa khiếm khuyết, thậm chí sai lầm, tư tưởng trước sai sẽ có tư tưởng sau thay thế nên khoa học phát triển nhanh.
Còn lối tư duy tổng hợp và biện chứng thì sự chú ý về chi tiết có phân bị phân tán, không có điều kiện cho việc hình thành những khoa học chuyên sâu nhưng lại là cơ sở cho đạo học - là hệ thống những tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm, chủ quan, cảm tính, tuy sức thuyết phục thấp vì không được biện luận, chứng minh, nhưng diễn đạt ngắn gọn súc tích và để ra tính thâm thúy
Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định với nhau nên phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống trọng tình cảm dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Về cách thức tổ chức cộng đồng (lối tư duy tổng hợp và biện chứng của người Việt Nam nói riêng) dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn ứng biến cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc trọng tình cảm cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, tôn trọng và cư xử bình đẳng. Nền "dân chủ làng mạc" phương Đông xuất hiện sớm hơn nền dân chủ tư sản phương Tây rất nhiều. Trong khi đó, tư duy phân tích và hữu hình dẫn đến lối sống theo nguyên tắc cuộc sống du cư của tổ tiên xưa đòi hỏi tính tổ chức và kỉ luật-cao, trọng lí, coi trọng sức mạnh, trọng võ, trọng nam giới, và tạo ra tâm lí hiếu tháng (chứ không phải hiếu hòa) và có cách cư xử mà quyền lực tuyệt đối nằm trong tay người cai trị - tức là quân chủ (chứ không phải dân chủ).
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo trong đối phó. Còn lối sống theo nguyên tắc du mục dẫn đến lối ứng xử độc tôn chiếm đoạt trong tiếp nhận và cứng rắn trong đối phó. Đây là hai loại hình văn hóa cơ bản có tính cách bao trùm. Tuy nhiên không có nền văn hóa nào là nông nghiệp hoàn toàn hay du mục hoàn toàn vấn đề chỉ là mức độ ít nhiều của từng nền văn hóa. Người ta có thể áp dụng các đặc trưng loại hình trên để phân biệt văn hóa công nghiệp, văn hóa đô thị, văn hóa hậu công nghiệp, sự phân loại của nội bộ một nền văn hóa hay mỗi loại hình văn hóa hoặc mỗi giai đoạn phát triển của văn hóa, bằng một vài phương pháp khác nhau.
-----------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hình thái và mô hình văn hóa về mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể của văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu và vì vậy, đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và con người...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Hình thái và mô hình văn hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.