Văn hóa và môi trường xã hội

Chúng tôi xin giới thiệu bài Văn hóa và môi trường xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Con người là cá nhân không thể chia cắt được, đồng thời là sinh vật có tính xã hội cao nhất.

Con người không chỉ sống cùng, sống với tự nhiên mà còn phải sống cùng nhau, sống với nhau tạo thành những cộng đồng xã hội. Con người không phải chỉ có những quan hệ với tự nhiên và thế giới các biểu tượng của tự nhiên. Giữa con người và con người nảy sinh những quan hệ ngày càng phức tạp. Loài người đã trải qua những hình thức tổ chức xã hội khác nhau, mà mức độ phức tạp của nó không thể biểu thị bằng một mũi tên thẳng đi lên. Khi nghiên cứu môi trường xã hội, chúng ta cần lưu ý các khái niệm sau:

  • Xã quyền: Toàn bộ các thể chế pháp lí, chỉnh trị, kinh tế, xã hội và nghề nghiệp tạo nên xã hội loài người. Xã quyền sử dụng truyền bá công nghệ, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn những hình thức phát triển thông qua việc quốc tế hóa kinh tế và thương mại để dẫn dán áp đặt một hệ thống quản lí toàn cầu.
  • Nhân tác quyền: Các vấn để được quyết định thế nào trong xã quyền? Đây là một lĩnh vực mơ hồ hơn, kín đáo hơn, không phải bao già cũng có thể phân tích duy lí và thuộc về một quyền khác nữa, thế giới các ý tưởng mà ta có thể gọi là nhân tác quyền hay còn gọi là quyền tinh thần. Từ nhân tác quyển sinh ra các nền văn hóa, tôn giáo, các nền văn minh.

Chính ở mức độ này hình thành một cách bí hiểm về nhận thức các tập tính của chúng ta, các khát vọng của chúng ta với môi trường và phát triển sinh thái học văn hóa, nghiên cứu mối tương tác, nhịp điệu giữa môi trường - con người - văn hóa.

Con người không chỉ sống trong môi trường sinh thái mà còn sống cả trong một môi trường khác. Một môi trường đã được hình thành từ ngàn xưa, đó là môi trường văn hóa mà người ta còn gọi là sinh thái văn hóa.

Môi trường văn hóa: Văn hóa một khi đã hình thành, cũng là môi trường sống của con người. Nếu môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là điều kiện sự hình thành và phát triển của môi trường văn hóa thì ngược lại môi trường văn hóa mỗi khi đã xuất hiện lại góp phần rất lớn trong việc tạo ra thế ứng xử và lối ứng xử của con người trong việc không ngừng cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Môi trường văn hóa quan thuộc của một cộng đồng người, bao giờ cũng gắn với các truyền thống đã có ý nghĩa trường tồn của một cộng đồng ấy và với hệ thống các giá trị được toàn thể cộng đồng công nhận.

1. Xã hội: tổ chức các quan hệ người - người

Xã hội là toàn bộ những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động, những yếu tố hợp thành một tổ chức được, điều khiển bằng những thể chế nhất định Theo C.Mác, trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Xã hội được hiểu như những cơ cấu và những chức năng. Cơ cấu thể hiện các tương quan giữa các thành phần tạo nền xã hội, những tầng lớp, những giai cấp, những nhóm người. Chức năng thể hiện các hoạt động đáp ứng nhu cầu của xã hội, các hoạt động ấy nằm trong một hệ thống. Xã hội thay đổi - thay đổi về cơ cấu và chức năng.

Có thể lấy ví dụ về cơ cấu và chức năng của gia đình: Quan niệm chung được nhiều người nghiên cứu đồng tình: Gia đình là tế bào của xã hội. Thực ra, gia đình cũng đã là xã hội, một xã hội thu nhỏ mà quan hệ người - người trong đó dựa trên một loạt những nguyên tắc tình cảm, dòng máu, luân lí, đạo đức, kinh tế.. Mối quan hệ người - người trong gia đình cũng có sự thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào các hình thức hôn nhân cụ thể.

Trong xã hội loài người, các huyền thoại sáng thể luận và tôn giáo khác nhau đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam - nữ đầu tiên ở buổi sơ khai của loài người. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái tạo nên hình ảnh gia đình. Tuy vậy, trở ngược dòng lịch sử tự thấy có những cấu trúc gia đình rộng lớn hơn, phức tạp hơn có thể gọi là "gia đinh mỏ rộng", như bầy, thị tộc, tông tộc. Theo nghĩa rộng nhất, gia đình là cội nguồn và chốn nương náu của mỗi người, một thiết chế có lệ luật và tôn ti trật tự. Từ bao đời nay, chinh gia đình đã tạo nên mối liên hệ xã hội bền vững nhất, nơi duy trì và lưu truyền những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc, truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ và sự di truyền văn hóa.

Mối liên hệ gia đình ở nhiều nước trong xã hội ngày nay có khuynh hướng lỏng lẻo và hiện có nhiều đổi thay. Gia đình bị thu hẹp dần và thay đổi tính chất. Gia đình hạt nhân với tư cách là đơn vị sản xuất dần thay thế bằng một mô hình khác. Trong xã hội xuất hiện những gia đình "thiếu", hoặc chỉ có mẹ, hoặc chỉ có cha. Giai đoạn hiện đại có xu hướng dung hòa mối quan hệ giữa gia đình và tự do cá nhân.

Cơ cấu và chức năng của gia đình cũng phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng dân tộc, từng cộng đồng người. Ví dụ gia đình của một số dân tộc Đông Á có nền chung là Nho giáo.

Gia đình cổ truyền của người Hoa là một thể chế xã hội, chính trị, là hình thức gia đinh lớn "tứ đại, ngũ đại đồng đường” và sự phục tùng tuyệt đối của người phụ nữ đối với đàn ông "tam tòng, tứ đức".

Gia đình (gia tộc) người Nhật cổ truyền lại là một thể chế xã hội kinh tế hơn là một cộng đồng vẽ huyết thống, nói khác đi, đó là một đơn vị kinh doanh). Gia đình cổ truyền của người Việt đa số là gia đình hạt nhân, người phụ nữ có vai trò quan trọng.

2. Cá nhân và xã hội

Xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm là một xã hội nông nghiệp, nền văn hóa của nó cũng là nền văn hóa nông nghiệp. Trong xã hội ấy, gia đình, họ hàng và cùng với gia đình họ hàng là làng mạc tạo thành đơn vị xã hội cơ sở. Điều này ấn định một nguyên tắc ngàn năm gần như bất di, bất dịch - các giá trị gia đình và cộng đồng được đặt trên các giá trị cá nhân. Cá nhân bị hòa tan trong cộng đồng, tách riêng ra, cá nhăn không có mảy may ý nghĩa.

Giữa phương Đông (bao gồm cả Việt Nam) và phương Tây có sự khác biệt về cách nhìn nhận vai trò của cá nhân trong xã hội Phương Đông coi trọng vai trò của cộng đồng, phương Tây coi trọng vai trò cá nhân.

Có ba nguyên lí cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con,người trở thành sinh vật xã hội. Nguyên lí cùng cội nguồn hay nguyên lí cùng dòng máu: Đây là "cương lĩnh tự nhiên" của loài người, là nguyên lí tiên nghiệm xuất hiện ngay từ buổi đầu của lịch sử loài người. Có thể gọi nguyên lí cùng dòng máu trong lịch sử loài người là một nguyên lí liên đại hay đó là một hàng số của văn hóa dân gian. Nguyên lí này, với thời gian, được mở rộng từ phạm vi gia đinh, gia tộc ra phạm vi tộc người và thậm chí trong trường hợp ở Việt Nam," ra cả phạm vi quốc gia-dân tộc. Nguyên lí cũng chỗ: hay trong văn hóa Việt Nam người ta thường gọi là quan hệ hàng xóm láng giềng. Nguyên lí này đóng vai trò quan trọng từ thời đại đá mới hay thời Cách mạng nông nghiệp (cách đây khoảng 10.000 năm), khi con người có nhu cầu sống định cư và chuyên môn hóa lao động. Trong văn hóa cổ truyền Việt. Nam, cùng với nguyên lí cùng cội nguồn, nguyên lí cùng chỗ là hai nguyên lí nền tảng của các quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội mà ta có thể gắn với gia đình (gia tộc) và làng xóm.

Nguyên lý cùng lợi ích: đây là nguyên lý của các quan hệ tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, giới tính...

3. Sự xã hội hóa cá nhân và sự nhập thân văn hóa

Con người - sinh vật xã hội ngoài di truyền sinh học (như mọi loài của thế giới sinh vật) còn thừa hưởng một loại di truyền khác - đó là di truyền văn hóa thông qua giáo dục (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là sự truyền đạt văn hóa ngoài nhà trường và trong nhà trường). Trong trường hợp này, gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên để cá thể người tiếp nhận văn hóa của cộng đồng. Con người nhập thân văn hóa trước hết ngay từ khi còn trong bào thai mẹ. Ở Việt Nam việc giáo dục con trẻ từ trong trứng nước là di truyền truyền tháng văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Những điều kiêng cữ, cấm kị đối với phụ nữ mang thai đều nhằm mục đích tạo cho đứa trẻ một môi trường văn hóa lành mạnh vã trong sáng. Ngay từ thế kỉ XVI ở Việt Nam đã có sách về Thai giáo (của bà ngoại chúa Trịnh Tráng).

Đứa trẻ vừa sinh ra đã được sống và cảm thụ, hội nhập văn hóa trước hết là ở gia đình, rồi sau đó ở gia đình mở rộng, làng xóm... Việt Nam có câu "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". "Tính" có mặt bẩm sinh. Tính cách con người được hình thành rất sớm. Vì vậy tổ tiên ông bà người Việt rất coi trọng việc giáo dục văn hóa. "Dạy con từ thủa còn thơ". Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trong việc truyền đạt các giá trị văn hóa: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

Như vậy bối cảnh mỗi sinh gia đình - tộc họ - xóm làng là nơi con người nhập thân văn hóa xã hội hóa cá nhân đầu tiên.

4. Phổ hệ (cơ cấu) xã hội Việt Nam cổ truyền

4.1. Phổ xã hội và trường hoạt động cá nhân

Phổ (Spectre) hay cơ cấu xã hội của các nhà nước, các dân tộc, các cộng đồng tuy đều dựa trên ba nguyên lí cơ bản nói trên và thuộc vào các hình thái kinh tế xã hội nhất định tùy vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà có những đặc thù riêng.

Khi xem xét môi trường xã hội Việt Nam, điều đầu tiên phải nhắc tới: Việt Nam là quốc gia có vị thế địa chính trị, địa văn hóa đặc biệt, nằm ở giao điểm của các nền văn hóa lớn, là cầu nối Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Điều thứ hai, lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống xâm lược phương Bắc, mở rộng bờ cõi về phương Nam.

Điều thứ ba, văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Đa dạng trước hết là đa dạng tộc người (54 dân tộc). Từ lâu Việt Nam đã là một quốc gia có nhiều cộng đồng sắc tộc với những đặc trưng văn hóa khác nhau. Và người Việt (Kinh) đóng vai trò chủ thể. Văn hóa Việt Nam có truyền thống đa dạng trong văn hóa nhưng hướng tâm vào văn hóa chủ thể - văn hóa Việt)

Điều thứ tư, văn hóa Việt Nam có đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước, mang tính chất tiểu nông, duy tình với cơ cấu tĩnh (tương đối). Đây là một nền văn hóa của kinh tế nông nghiệp chủ yếu theo phương thức cổ truyền mang sắc thái tiến hóa (chữ dùng của Quang Đam).

Từ các công xã thị tộc, công xã nông thôn đến tổ chức nhà nước hiện nay là một quá trình diễn biến lâu dài, qua các giai đoạn nhất định. Điều cần lưu ý không phải dân tộc nào, nhà nước nào cũng trải qua đầy đủ các giai đoạn, các thời kì hay các hình thái kinh tế xã hội như nhau. Nhiều khái niệm tổ chức, cơ cấu xã hội của châu Âu khó có thể áp dụng y nguyên khi giải thích cơ cấu xã hội Việt Nam.

Tầng lớp thống trị không phải là người chủ sở hữu ruộng đất mà là người phân chia. Quan hệ với đất đai không bao giờ là quan hệ vĩnh viễn. Bởi, sở hữu đất đai trong làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là quan hệ cho phép người nông dân, miễn là dân chính cư đều được quyền thuê ruộng của làng.

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, các tầng lớp, giai cấp cũng không theo cơ chế khắt khe, phân biệt nghiêm ngặt rõ ràng. Mô hình xã hội Việt Nam truyền thống dưới đây cho thấy được sự khác nhau giữa cơ cấu tầng lớp giai tầng xã hội Việt Nam cổ truyền và những xã hội phong kiến ở châu Âu, châu Á.

Và ở làng - cơ cấu kinh tế, xã hội chính yếu trong xã hội Việt Nam cổ truyền, nét cơ bản nhất của kinh tế làng là quan hệ địa chủ và nông dân tự do chứ không phải các- điền trang gia tộc Trung Hoa với tầng lớp quý tộc và cũng không phải các điền chủ và các đồn điền kiểu châu Âu.

Nhà - Họ - Làng - Nước, có phân biệt mà cũng có hòa hợp, y như quang phổ, tuy phân tích ra thì có bảy màu song chung lại nơi ánh sáng trắng. Trong tâm thức dân gian, làng xóm như cái gia đình mỏ rộng và nước như một làng lớn, nên ngôn ngữ xã hội vồn là ngôn ngữ kiểu gia đình và xu thế chính của tâm lí người Việt là kéo xã hội về với gia đình.

Hầu hết các nhà nghiên cứu khi đề cập tới cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền đều đạt tới một số điểm chung như sau: Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp. Trong xã hội đó, gia đình (và gia đình mở rộng - tộc họ), làng là đơn vị xã hội cơ sở, là hai yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống xã hội Việt Nam. Đặc trưng của cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống là những gia đình tiểu nông trong những làng xã tiểu nông.

4.2. Đặc điểm gia đình của người Việt

Gia đình người Việt, trong đại đa số trường hợp (theo số liệu điều tra từ 2/3 đến 3/4) là gia đình hạt nhân (bố mẹ và con cái chưa trưởng thành). Ngoài ra còn có hình thức gia đình nhỏ (bố mẹ và gia đình một con trai, thường là con trai trưởng). Tuy vậy trong từng làng, một "gia đình nhỏ" chỉ là thiểu số bên cạnh rất nhiều gia đình hạt nhân. PGS. Nguyễn Từ Chi khi xem xét cơ cấu xã hội - văn hóa của gia đình người Việt, từ góc độ thờ cúng tổ tiên đã cho rằng quan niệm gia trưởng của Nho giáo, chế độ phụ quyền của nó không đủ để giải thích cơ cấu gia đình Việt trong thực tế gia đình này đã cấu tạo theo hai kiểu lồng vào nhau trong quan hệ thân tộc. Đó là kiểu gia đình nhỏ từ đó tách ra thành những gia đình "hạt nhân hóa" và cứ thế mà tiếp điển mãi mãi "Sự tập hợp các gia đình "nhỏ" và "hạt nhân" thành đơn vị "chung tộc danh về phía, bố không đeo đuổi một mục đích kinh tế rõ ràng nào. Nó chỉ nhằm giải quyết hai vấn đề, bảo đảm chế độ ngoại hôn trong lòng từng "đơn vị chung tộc danh về phía bố" và thờ phụng tổ tiên ở mức độ rộng rãi nhất).

Gia đình hạt nhân của người Việt là cơ cấu kinh tế tự cung, tự cấp; theo mô hình; "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa".

Khi bàn về ảnh hưởng của Nho giáo với đời sống văn hóa của gia đình, gia tộc người Việt, các nhà nghiên cứu đều đi đến luận điểm chung. Nho giáo chỉ là lớp phủ bên ngoài và nếu không đi sâu nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống thì khó mà giải thích được những đặc điểm cơ cấu nội tại của gia đình người Việt. Có giáo sư đã sử dụng hình ảnh "vỏ Tàu, lõi Việt” để nêu bật đặc thù của gia đình Việt cổ truyền.

4.3. Làng

Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lí cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc, động, không có làng bất biến sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu hình. Do những đặc thù của tự nhiên và xã hội mà ở miền Trung, miền Nam tuy gốc gác cũng là người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với môi trường sống mới, hình thức cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội đã thay đổi nhiều không còn những đặc điểm như làng Bắc Bộ.

Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã nông thôn với những đặc thù riêng của mình, hình thức công xã nông thôn "nửa kín, nửa hở" (chữ dùng của GS. Trần Quốc Vượng) những đặc thù riêng của làng thể hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ công điền, các loại hình và nguyên tắc tổ chức xã hội, lệ, luật tục, tín ngưỡng, lễ hội của làng. Khi nói về văn hóa làng và làng văn hóa, một số nhà nghiên cứu đã nêu bật những đặc trưng làng Việt Nam. Đó là ý thức cộng đồng làng, ý thức tự quản - quyền quản lí làng xã được thể hiện trong hương ước của làng - và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí giọng nói và cả cách ứng xử). Giữa ba đặc trưng trên có mối liên hệ hữu cơ, tạo cho làng một vị trí đặc biệt tạo nên những đặc trưng văn hóa làng, văn hóa dân tộc.

Nghiên cứu văn hóa làng - văn hóa ngôn từ, văn chương truyền miệng, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo; nghiên cứu cơ cấu xã hội, môi trường xã hội Việt Nam trong văn hóa Việt Nam, nhiều học giả cho rằng chính "chủ nghĩa gia tộc" là cái giải thích tinh thần trọng đạo đức của người Việt Nam, là sự quy chiếu mọi giá trị, chuẩn mực. Trong "chủ nghĩa gia tộc" ấy lại có đặc trưng cơ bản là duy tinh, trong đó cốt lõi, là ý thức trách nhiệm lâu dài và toàn vẹn đối với các thể hệ tiếp theo.

Là một đơn vị xã hội cùng văn hóa Việt Nam, làng của người Việt là một môi trường văn hóa. Ở đó, mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hóa được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể.

4.4. Đô thị

Đô thị xuất hiện ở Việt Nam chậm và ít và cũng không hoàn toàn mang nội dung giống như đô thị ở Trung Hoa hay phương Tây. Đô thị truyền thống Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị, rồi từ đó mới là kinh tế và văn hóa cho đến thế kỉ XV, Đại Việt chỉ có một đô thị, một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa là Thăng Long (Kẻ Chợ) mà vị trí chính trị đảm bảo cho kinh tế. Từ sau thế kỉ XVI, xuất hiện thêm một số đô thị mà chủ yếu gắn với ngoại thương (Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn, Sài Gòn...). Ở Việt Nam có sự hòa tan của thành thị trong nông thôn, (theo GS. Phan Đại Doãn) do phân công lao động không rõ ràng, không triệt để. Nông thôn mang tính chất áp đảo, vì vậy tư duy nông nghiệp, cần tính nông dân ảnh hưởng rất lớn tới cư dân đô thị Việt Nam. Ở Việt Nam có hiện tượng nông thôn hóa đô thị mà chúng ta thấy hiện nay vẫn là những vấn đề gây nhiễu khó khăn cho việc quản lí, xây dựng nếp sống đô thị.

4.5. Từ Làng đến Nước

Làng - như trên đã trình bày là một đơn vị cơ sở và là không gian sinh hoạt văn hóa chính yếu của người Việt, là một thiết chế phức hợp, vừa chứa những yếu tố khởi nguyên của công xã, vừa chịu tác động của những thay đổi chế độ xã hội, Làng - một hệ thống riêng (kinh tế, xã hội.,,) gồm những yếu tố hợp thành, hệ thống này có những quan hệ nội tại, bên trong (đóng kín), song cũng có những quan hệ bên ngoài (mở, hở) mà theo GS. Hà Văn Tấn những quan hệ này có thể chia làm hai loại: Liên làng - mối liên hệ giữa các hệ thống tương đương; Siêu làng - mối liên hệ giữa làng với cộng đồng hay khu vực rộng lớn hơn. Khi cộng đồng tộc người đã tiến tới trình độ dân tộc thì cộng đồng Siêu làng lớn nhất là nước, là dân tộc. Con người Việt Nam trong lịch sử, từ rất lâu đã là con người vừa của làng, vừa của nước, đã mang trong mình ý thức cộng đồng làng và ý thức cộng đồng rộng lớn hơn miền (xứ, vùng), nước. Giữa hai yếu tố làng, nước là những tác động qua lại hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ (đôi khi đối kháng) trong suốt những giai đoạn lịch sử tạo nên những cái chung của văn hóa dân tộc, những cái riêng của văn hóa từng làng, từng miến (xứ hay vùng).

5. Biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa

Một nét nổi trội vượt lên không thể nào được quyển xao làng của văn hóa Việt Nam đó là sự đan xen (hỗn dung, tiếp biến = acculturation) đó là sự giao thoa văn hóa.

Một trong những đặc trưng của văn hóa Việt Nam là tính phong phú đa dạng trong một chính thể văn hóa thống nhất nền tảng là truyền thống Việt. Văn hóa Việt Nam có nhiều yếu tố nội sinh mà cũng có không ít yếu tố ngoại sinh, từ bốn phương trời Đông Á, Nam Á, Thái Bình Dương, Nam Đảo, Âu Tây gửi đến và dần dà được hội nhập vào văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử cho tới giai đoạn công nghiệp hiện đại đã trải qua nhiều biến đổi, song sắc thái đặc thù của văn hóa Việt Nam là sự hỗn dung văn hóa.

Những biến đổi văn hóa ấy mà đúng hơn là sự ứng biến (thích ứng và biến đổi) của văn hóa Việt Nam thể hiện rất rõ tâm thức Việt - là sự khoan hòa. Hay bàn tĩnh văn hóa Việt Nam, theo J. Feray, là sự "không chối từ" về văn hóa trong việc hấp thụ các yếu tố ngoại sinh.

Những biến đối văn hóa từng thời kì, từng giai đoạn dù mang những tốc độ, sắc thái khác nhau thì vẫn có một mặt bằng văn hóa chung cho mọi thời đại văn hóa - văn minh. Đó là Nông dân - Nông nghiệp và Xóm làng.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Văn hóa và môi trường xã hội về đặc điểm của sự xã hội hóa cá nhân và sự nhập thân văn hóa, biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa và cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Văn hóa và môi trường xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 476
Sắp xếp theo

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm