Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều chủ đề 7 hoạt động 2

Giải Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều chủ đề 7 hoạt động 2: Tuyên truyền phòng chống thiên tai được VnDoc sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

1. Giới thiệu tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương

Câu hỏi:

- Trình bày những tài liệu đã sưu tầm được về các loại hình thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

- Chia sẻ cách thức sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương.

Lời giải

- Một số loại hình thiên tai ở địa phương em:

thiên tai

- Bão, lũ, hạn hán, sét,..

- Cách thức sưu tầm: Tìm hiểu trên sách, báo, mạng xã hội,..

2. Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương

Câu hỏi:

- Thảo luận về dàn ý báo cáo

- Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương trong một số năm

- Trình bày báo cáo

Lời giải

Tham khảo:

Dù Đắk Lắk đã bước vào mùa mưa nhưng năm này trời vẫn chưa đổ mưa. Tại huyện Cư M’gar, hàng nghìn hécta hoa màu của người dân có nguy cơ chết trắng vì thiếu nước tưới. Gia đình anh Y Kốp K’Bua (46 tuổi, trú xã Ea Kuế, huyện Cư M’gar) mấy ngày đầu tháng 6 quay quắt tìm nguồn nước tưới cho 8 sào cà phê đang độ ra trái. Anh Y Kốp K’Bua cho biết, vì khô hạn nên một ngày anh phải chia ra 3 lần tưới nước. Dù vậy nhưng cũng chẳng thể cứu vãn tình hình.

“Không có nước nên nhiều sào cà phê đang trong độ ra trái chết héo. Nghĩ cũng tiếc nhưng tôi đành chặt bỏ để chuyển sang trồng các cây ngắn ngày” - anh Y Kốp K’Bua nói.

Bên cạnh chuyện thiếu nước tưới cây trồng, nông dân Đắk Lắk mấy ngày tháng 6 phải đỏ mắt tìm nguồn nước sinh hoạt. Như tại xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, người dân địa phương cho biết từ tháng 2 đến nay, trời không có giọt mưa khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân cạn kiệt.

Gia đình anh Y Zol Êban (38 tuổi, trú buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi) nhiều ngày nay có thuê một nhóm thợ về đào giếng. Theo anh Y Zol Êban, phần lớn nguồn nước từ suối, hồ trên địa bàn đã bị khô cạn từ hai tháng trước. “Để có nguồn nước phục vụ trong sinh hoạt của gia đình, hằng ngày chúng tôi phải dùng máy cày chở theo thùng, can nhựa để đi xin nước.

Chịu không nổi tình cảnh thiếu nước, gia đình tôi đành dồn toàn bộ tiền bạc trong nhà để đào giếng” - anh Y Zol Êban tâm sự.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 5 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 12.000ha cây trồng bị hạn; trong đó, khoảng 6.000ha cây công nghiệp dài ngày, hơn 5.000 hécta cây ngắn ngày bị ảnh hưởng giảm năng suất, có diện tích mất trắng; gần 3.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tới thời điểm này hơn 180 tỉ đồng.

Số liệu của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nguồn nước các sông suối và nước ngầm so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước đang duy trì mức thấp hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiều suối nhỏ trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt; mực nước ngầm các tháng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, cục bộ một số vùng giảm rất sâu.

3. Thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Câu hỏi:

- Thực hiện kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông

Lời giải

1.1 Trong khi xảy ra bão

- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…

- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

- Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.

- Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

- Đề phòng lốc xoáy do bão gây ra; nên ở bên trong và ở trung tâm ngôi nhà hoặc tầng hầm.

- Nếu bạn được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình bạn và di chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.

- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.

1.2 Sau khi xảy ra bão

- Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết.

- Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.

- Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.

- Kết quả:

Người dân giảm thiệu được tình trạng thiệt hại về tài sản.

TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU CHỦ ĐỀ

01 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:

 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:  02: Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:

02 Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:

 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:  02: Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:

- Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Em tham gia tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên thiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.

- Em sưu tầm và giới thiệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.

- Em viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.

- Em xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Lời giải

01 Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động: (tích cực)

02 Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: (hoàn thành)

- Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Em tham gia tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên thiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.

- Em sưu tầm và giới thiệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.

- Em viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.

- Em xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

-------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Hoạt động trải nghiệm 8 chủ đề 7 hoạt động 2: Tuyên truyền phòng chống thiên tai CD.

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
  • Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
  • Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • mineru
    mineru

    🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 25/06/23
    • Quỳnh Trâm
      Quỳnh Trâm

      🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 25/06/23
      • Kẻ cướp trái tim tôi
        Kẻ cướp trái tim tôi

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 25/06/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hoạt động trải nghiệm 8

        Xem thêm