Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm kinh tế quốc tế

Khái niệm kinh tế quốc tế được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm kinh tế quốc tế

Như chúng ta đã biết, thế giới gồm nhiều quốc gia riêng lẻ. Mỗi quốc gia đều có những mặt mạnh và hạn chế riêng trong quá trình phát triển. Vì vậy, xu hướng chung của thế giới là các quốc gia mở cửa để hội nhập với nhau, tức là tăng cường mối quan hệ kinh tế gắn bó, ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia thông qua hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Sự kết nối và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành khái niệm kinh tế quốc tế.

Kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế 

Như vậy, kinh tế quốc tế thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển các nguồn lực sản xuất, sự chuyển đổi tiền tệ và thanh khoản giữa các quốc gia để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt tới vị trí thuận lợi trong nền kinh tế của thế giới. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và di chuyển quốc tế về lao động, hợp tác về kinh tế và khoa học - công nghệ, các dịch vụ thu ngoại tệ.

Kinh tế quốc tế có lịch sử phát triển khá lâu dài từ đầu thế kỷ 18, những cuộc tranh luận về chính sách thương mại và tiền tệ quốc tế đã nổ ra nhưng chưa bao giờ việc nghiên cứu kinh tế quốc tế lại quan trọng như ngày nay. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão thì đời sống kinh tế thế giới càng có sự biến đổi mạnh mẽ cả về mặt chất và mặt lượng. Thông qua mua bán hàng hoá dịch vụ và trao đổi tiền tệ, nền kinh tế của các nước trở nên gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết. Với xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay thì bất kỳ một chính sách kinh tế nào, một sự biến động chính trị xã hội nào xảy ra ở bất kỳ một nước nào cũng đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với mức độ lớn nhỏ khác nhau đến nền kinh tế của các nước khác. Chính vì vậy, việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường quốc tế đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược kinh doanh và chính sách kinh tế của tất cả các nước.

Kinh tế quốc tế ngày nay nghiên cứu dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như lao động, công nghệ, đặc biệt là vốn trên quy mô quốc tế. Những dòng chảy này đều gắn với các giao dịch tiền tệ. Ngược lại, rất nhiều sự kiện liên quan đến tiền tệ có tác động đến dòng chảy quốc tế của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất.

Nền kinh tế thế giới là tổng thể nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng.

Nền kinh tế thế giới ngày nay là tổng thể nền kinh tế của hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ với sự biến đổi sâu sắc, nhanh chóng và toàn diện trên các mặt cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu sản phẩm cũng như việc hình thành những liên minh kinh tế mới, những tổ chức kinh tế quốc tế thậm chí cả về phạm vi quản lý hành chính của các quốc gia.

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế. Nền kinh tế thế giới do nhiều bộ phận cấu thành có liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau với các mức độ và những chiều hướng khác nhau về cả mặt lượng và mặt chất. Nền kinh tế thế giới gồm 2 bộ phận cơ bản đó là các chủ thể kinh tế quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm kinh tế quốc tế về tăng cường mối quan hệ kinh tế gắn bó, ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia thông qua hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm kinh tế quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm