Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm quản trị nguyên vật liệu

VnDoc xin giới thiệu bài Khái niệm quản trị nguyên vật liệu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm quản trị nguyên vật liệu

Quản trị sản xuất được hiểu là quản trị toàn bộ các hoạt động tạo ra giá trị, gồm các hoạt động sản xuất, marketing, quản trị nguyên vật liệu, nghiên cứu và thử nghiệm, hệ thống phục vụ sản xuất, hệ thống thông tin và dịch vụ sau bán hàng. Hệ thống sản xuất quốc tế với hai nội dung cơ bản là lựa chọn địa điểm sản xuất và quản lý nguyên nhiên vật liệu nhằm tạo thêm giá trị mới cho người tiêu dùng và giảm chi phí sáng tạo giá trị.

Quản trị sản xuất đóng vai trò chính yếu trong việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ mới. Bản chất của hoạt động quản trị sản xuất trong các công ty đa quốc gia có nhiều điểm tương đồng như ở các công ty nội địa. Cả hai đều liên quan đến việc sử dụng có hiệu quả lao động và vốn. Các công ty đa quốc gia cần tổ chức hoạt động quản trị sản xuất sao cho có thể giảm thiểu các chi phí điều hành thông qua việc sử dụng các hoạt động kiểm soát quá trình lưu thông và dự trữ hàng hóa. Tuy nhiên áp lực từ Chính phủ của các quốc gia sở tại có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các công ty đa quốc gia trong những lĩnh vực này. Nhiều công ty đa quốc gia bị Chính phủ phê phán các hoạt động hội nhập phía trước, phía sau và hội nhập ngang.

Hội nhập dọc phía sau quá trình sở hữu các tài sản được sở hữu sớm trong quá trình sản xuất bị phê phán là đã làm giảm việc làm và sự phát triển của quốc gia sở tại.

Hội nhập phía trước, là việc mua lại tài sản và các phương tiện đưa công ty đến gần người tiêu dùng hơn bị phê phán là đồng nhất thị hiếu người tiêu dùng và làm phương hại đến tính đặc thù dân tộc.

Hội nhập ngang là quá trình các công ty mua lại các công ty c ng ngành kinh doanh bị chỉ trích là giới thiệu các sản phẩm cùng loại trên thế giới và bán hàng hóa rẻ hơn so với các nhà sản xuất địa phương có lợi thế về quy mô sản xuất.

Có những thử thách tương tự trong lĩnh vực các mối quan hệ công nghiệp mà các MNC phải quan tâm về vấn đề lao động và tiền lương.Các công ty thường chịu áp lực từ chính phủ nước sở tại để sử dụng nguồn cung cấp địa phương, thuê công nhân địa phương, đào tạo các quản trị viên và giám sát viên từng địa phương và giúp cải thiện môi trường sản xuất ở quốc gia sở tại.

Vấn đề tài chính của những hoạt động này là một thử thách khác liên quan đến sản xuất. Sự lựa chọn giữa việc vay tiền của địa phương hay vay tiền của ngân hàng quốc tế và sử dụng quỹ địa phương để giảm thiểu chi phí về vốn rất phức tạp do rủi ro về tỷ giá hối đoái, luật thuế quốc tế và sự kiểm soát của chính phủ về vốn.

Giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Trước hết, quản lý sản xuất và nguyên vật liệu nhằm phục vụ tốt hơn những đòi hỏi riêng biệt của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia. Do có sự khác nhau trong thị hiếu tiêu dùng và những sở thích tiêu dùng ở các quốc gia nên sản phẩm phải được thích nghi hóa. Điều đó đòi hỏi phải tập trung hoạt động chế tạo tại một số thị trường và phân tán một số hoạt động khác vào thị trường các địa phương cụ thể. Hơn nữa, quản trị sản xuất và nguyên vật liệu phải nhanh chóng đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược sản xuất không phải bắt đầu với quá trình sản xuất mà phải bắt đầu với hoạt động phát triển sản phẩm mới. Một trong thử thách lớn trong sản xuất của công ty đa quốc gia là tốc độ phát triển và đưa các sản phẩm mới vào thị trường.

Trong những năm gần đây, việc cạnh tranh để đáp ứng kịp thời các nhu cầu mới trở nên quan trọng hơn. Nói cách khác khi nhu cầu khách hàng có khuynh hướng khó dự đoán thì công ty cần điều chỉnh kịp thời những vấn đề liên quan trong quá trình chế tạo và cung ứng nguyên vật liệu để đáp ứng những thay đổi và giành ưu thế trong cạnh tranh. Do đó cả quản trị sản xuất và quản trị nguyên vật liệu đều đóng vai trò quan trọng. Nếu công ty sử dụng hệ thống thông tin để nắm bắt kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì sẽ giành được những ưu thế trong cạnh tranh và không đưa đến những đảo lộn cùng với những phản ứng thụ động trong hoạt động cung ứng nguyên nhiên vật liệu. Trên giác độ kinh doanh quốc tế, chúng ta sẽ tập trung vào 3 vấn đề cơ bản sau đây:

- Lựa chọn địa điểm sản xuất

- Lựa chọn và quyết định nên tự sản xuất toàn bộ hay mua bán thành phẩm.

- Quản trị cung ứng nguyên vật liệu.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm quản trị nguyên vật liệu về các hoạt động sản xuất, marketing, quản trị nguyên vật liệu, nghiên cứu và thử nghiệm, hệ thống phục vụ sản xuất, hệ thống thông tin và dịch vụ sau bán hàng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm quản trị nguyên vật liệu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm