Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ

Khái niệm và các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm chế độ lưu thông tiền tệ

Chế độ lưu thông tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia đã được quy định thành luật pháp, trong đó các nhân tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp thành một khối thống nhất.

Qua khái niệm trên có thể cho thấy nếu tiền tệ xuất hiện bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa thì chế độ tiền tệ là một sản phẩm của pháp quyền. Mặt khác, lưu thông tiền tệ chỉ có quan hệ đến cơ sở kinh tế của xã hội thì khái niệm về chế độ tiền tệ chỉ xuất hiện khi nhà nước được hình thành và bắt đầu can thiệp vào đời sống kinh tế.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chế độ lưu thông tiền tệ mà nhà nước ban hành không phải là vấn đề đơn thuần về mặt luật pháp, hay xuất phát từ ý thức chủ quan của nhà nước, mà để phát huy tác dụng tích cực của chế độ tiền tệ trong đời sống kinh tế - xã hội thì khi xây dựng chế độ tiền tệ phải luôn bắt nguồn từ sự tồn tại các quan hệ kinh tế.

2. Các yếu tố cấu thành của chế độ lưu thông tiền tệ

Trước chủ nghĩa tư bản, các nước đang trong thời kỳ thực hiện chế độ lưu thông tiền đúc với các đặc điểm như: Tiền bạc chiếm vị trí vật ngang giá chung, tiền vàng cũng tồn tại nhưng chỉ là thứ yếu. Nhà nước nắm độc quyền đúc tiền nhưng việc tổ chức đúc tiền và lưu thông tiền đúc lại phân tán tản mạn. Tiền đúc ngày càng bị biến chất, mất giá giảm uy tín trong dân cư và từ đó đưa đến kết quả là lưu thông tiền đúc bị bấp bênh, kém ổn định và rối loạn.

Khi chủ nghĩa tư bản ra đời làm cơ sở phát triển kinh tế, việc lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ đã không ngừng được bổ sung để ngày càng hoàn thiện, cho phù hợp trình độ phát triển kinh tế mỗi quốc gia.

Có thể nói, tùy vào hoàn cảnh lịch sử kinh tế xã hội mỗi nước, việc xây dựng chế độ lưu thông tiền tệ mang tính chất đặc thù. Tuy nhiên, nếu xét một cách khái quát, hệ thống tiền tệ các nước đều mang những nội dung cơ bản gồm các nhân tố: Kim loại tiền tệ, đơn vị tiền tệ, quy định chế độ tiền đúc và lưu thông tiền đúc, quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị.

* Kim loại tiền tệ

Đây là nhân tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ một nước, việc chọn kim loại đóng vai trò vật ngang giá chung không phải ý muốn chủ quan của nhà nước mà tùy điều kiện khách quan về kinh tế chính trị và địa vị của nước đó trên thương trường thế giới trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Mặc khác để tạo điều kiện cho quan hệ mậu dịch quốc tế, việc chọn kim loại tiền tệ thường tương đối thống nhất giữa các nước.

Trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, kế thừa đặc điểm của lưu thông tiền tệ giai đoạn phong kiến, bạc vẫn tiếp tục được thừa nhận là kim loại tiền tệ nhưng từ cuối thế kỷ 19 vàng đã bắt đầu chiếm lĩnh vai trò vật ngang giá chung.

* Đơn vị tiền tệ

Nếu nhân tố kim loại tiền tệ được quy định tương đối thống nhất thì đơn vị tiền tệ lại tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt của mỗi quốc gia.

Đơn vị tiền tệ bao gồm tên gọi của đồng tiền và quy định tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Đồng tiền mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau như: Đô la Mỹ ký hiệu là USD, bảng Anh ký hiệu là GBP, đồng Việt Nam ký hiệu là VNĐ, đô la Singapore ký hiệu là SGD…Tiêu chuẩn giá cả là trọng lượng kim loại được quy định mỗi đơn vị tiền tệ (tiêu chuẩn trọng lượng này sẽ thay đổi tùy vào điều kiện kinh tế khách quan trong từng thời kỳ của mỗi nước)

Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Mỹ là đô la. Trước năm 1930, tiêu chuẩn giá cả 1 USD = 1,540 gr vàng. Sau năm 1945 tiêu chuẩn giá cả 1USD = 0,888671 gr vàng.

Từ đơn vị tiền tệ nhà nước sẽ phát hành tiền ước số và tiền bội số của đồng tiền nhằm tạo điều kiện dễ dàng trong giao dịch.

Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Anh là Sterling. Từ Sterling, Anh còn phát hành dưới dạng tiền lẻ như đồng xu penny có giá trị 1/100 Sterling, Shiling = 12 penny.

Trước đây, trong giao dịch người ta phải cân đong những lượng tiền kim loại phù hợp, việc này đã đưa đến những tranh chấp trong thanh toán, từ khi tiền đúc ra đời và nhà nước chính thức công bố tiêu chuẩn giá cả cho mỗi đơn vị tiền tệ đã tạo điều kiện giao dịch diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.

* Quy định chế độ tiền đúc và lưu thông tiền đúc

Mỗi nước có luật đúc tiền riêng liên quan đến những vấn đề trong khuôn mẫu, hình dáng đồng tiền, cách thức phát hành…Trước đây, trong giai đoạn các nước còn áp dụng chế độ lưu thông tiền kim loại thì nhân tố này trong chế độ lưu thông tiền tệ có ý nghĩa quan trọng. Các nước thường áp dụng hai cơ chế đúc tiền:

Cơ chế đúc tiền tự do được nhà nước áp dụng phổ biến đối với tiền kim loại quý. Mọi người dân được phép đem vàng, bạc đến sở đúc tiền để đổi lấy những đồng tiền theo đúng tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước công bố. Để đảm bảo tiền đủ giá, nhà nước còn quy định công sai hao mòn cho những đồng tiền đang lưu hành và người sở hữu được đem những đồng tiền cũ đổi lấy những đồng tiền mới. Tiền đủ giá được thanh toán không hạn chế đồng thời với cơ chế đúc tiền tự do nên đã tạo điều kiện cho lượng tiền được phát hành vào lưu thông có khả năng phù hợp với nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Cơ chế đúc tiền bắt buộc được nhà nước giữ độc quyền để phát hành các loại tiền không đủ giá, phổ biến là các loại tiền kim loại kém giá như tiền lẻ. Tiền không đủ có giá trị thực tế thấp hơn giá trị danh nghĩa nên thực chất nó chỉ là dấu hiệu của tiền. Cơ chế đúc tiền này vừa hạn chế việc phát hành tiền không đủ giá quá mức vào lưu thông vừa góp phần tăng nguồn thu cho nhà nước.

*Quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị

Bên cạnh cơ chế phát hành và lưu thông tiền kim loại, một bộ phận giao dịch được tiến hành bằng các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, séc… Việc phát hành các loại tiền dấu hiệu này, tùy theo pháp luật của mỗi nước, sẽ có những quy định riêng về cơ sở đảm bảo nhằm mục đích hạn chế khối lượng phát hành và đảm bảo lưu thông tiền tệ không bị rối loạn.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ về lưu thông tiền tệ chỉ có quan hệ đến cơ sở kinh tế của xã hội thì khái niệm về chế độ tiền tệ chỉ xuất hiện khi nhà nước được hình thành và bắt đầu can thiệp vào đời sống kinh tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Khái niệm và các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm