Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và mục tiêu của quảng cáo

Khái niệm và mục tiêu của quảng cáo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Quảng cáo là phương thức truyền thông đại chúng mà doanh nghiệp phải trả tiền để chuyển tải các thông tin nhằm nhắc nhở, thuyết phục khách hàng về các dịch vụ và chính nhà cung cấp dịch vụ.

1. Mục tiêu của quảng cáo

Các hoạt động quảng cáo nhằm đạt được những đáp ứng định trước. Do vậy, mục tiêu của quảng cáo phản ánh các đáp ứng dự đoán trước từ đối tượng nhận tin. Các đáp ứng đó có thể là sự nhận thức, hiểu biết đúng đắn về một dịch vụ, hoặc là hành vi quan tâm đến dịch vụ, và cuối cùng là mua dịch vụ. Sau đây là các mục tiêu thông thường của quảng cáo:

- Xây dựng niềm tin vào công ty

- Hình thành nhận thức về nhãn hiệu

- Tăng tỷ lệ sử dụng của khách hàng hiện thời

- Tạo sự quen thuộc với thương hiệu dịch vụ

- Nhắc nhở khách hàng mua hàng

- Tạo nhận thức về sự tồn tại của dịch vụ

- Thông tin về công dụng mới của dịch vụ

- Lôi cuốn khách hàng của các đối thủ

- Sửa chữa các ấn tượng sai về dịch vụ

- Thông báo về một lý do đặc biệt phải mua ngay

- Cung cấp thông tin về ích lợi của dịch vụ

- Trợ giúp cho lực lượng bán hàng…

Có thể phân loại mục tiêu của quảng cáo tương ứng với các giai đoạn trong quá trình quyết định mua của khách hàng, đó là nhận thức, hiểu biết, thuyết phục và hành động.

a/ Mục tiêu tạo sự nhận thức

Để thực hiện mục tiêu này, chiến dịch quảng cáo phải nhằm:

- Củng cố, tăng cường nhận thức của khách hàng mục tiêu về một sản phẩm.

- Tạo ra sự nhận thức về sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường mới.

- Nâng cao nhận thức về một sản phẩm mới trên một thị trường mới

b/ Mục tiêu tạo sự hiểu biết

Để thực hiện mục tiêu này, chiến dịch quảng cáo phải truyền bá các thông tin cần thiết về sản phẩm nhằm thay đổi niềm tin của khách hàng theo mong muốn của doanh nghiệp. Chiến dịch quảng cáo đó phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Cung cấp cho người nhận tin các thông tin mới.

- Sửa chữa các ấn tượng sai trước đây của người nhận tin.

- Củng cố niềm tin nhằm ngăn ngừa sự lãng quên.

c/ Mục tiêu thuyết phục

Để thực hiện mục tiêu này, chiến dịch quảng cáo phải nhằm tạo ra niềm tin về sản phẩm, thuyết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm.

d/ Mục tiêu hành động

Hành động ở đây có thể là mua sản phẩm, hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin về sản phẩm.

2. Các chức năng của quảng cáo

- Chức năng hỗ trợ: Yểm trợ các hoạt động bán hàng và marketing nói chung, thuyết phục người mua bằng những thông điệp quảng cáo cụ thể ảnh hưởng tới tâm lý, sự nhận thức về hành vi của họ.

- Chức năng duy trì khách hàng hiện có: nhắc nhở người tiêu dùng về sự hiện diện của sản phẩm dịch vụ, xây dựng lòng tin, sự trung thành đối với một nhãn hiệu ở người tiêu dùng, góp phần duy trì một lượng khách hàng ổn định.

- Chức năng thông tin: Quảng cáo sẽ cung cấp những thông tin về chất lượng sản phẩm, giá trị sử dụng, nhưng thông tin về sự thay đổi trong các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, nhưng thông tin về người sản xuất và người phân phối.

3. Yêu cầu của quảng cáo

- Quảng cáo phải tiêu biểu đặc trưng và có lượng thông tin cao:

- Quảng cáo phải đảm bảo tính hợp lý:

- Quảng cáo phải đảm bảo tính nghệ thuật

- Quảng cáo phải trung thực, đảm bảo tính pháp lý

- Quảng cáo phải đảm bảo tính đồng bộ và đa dạng

- Quảng cáo phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả

4. Quá trình quảng cáo

Quá trình lập kế hoạch quảng cáo bao gồm một số các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Xác định “Hiện chúng ta đang ở đâu?” Mục tiêu của giai đoạn này là cần phải đánh giá được xem khách hàng nhận thức như thế nào về các dịch vụ và bản thân nhà cung cấp dịch vụ. Điều này có thể thực hiện được thông qua nghiên cứu marketing.

Giai đoạn 2: “Tại sao chúng ta ở đây?” Nhà cung cấp phải xác định xem tại sao họ lại đang ở vị trí này?

Giai đoạn 3: “Chúng ta sẽ đi đến đâu?” Nhà cung cấp phải thiết lập mục tiêu của mình về Thị phần, về mức nhận biết của khách hàng…

Giai đoạn 4: “Làm thế nào để chúng ta đi đến đó?” Nhà cung cấp phải hoạch định chiến lược quảng cáo và các chiến thuật thực hiện.

Giai đoạn 5: “Chúng ta đến được đó chưa?” Khi thực hiện xong một chương trình truyền thông thì cần phải đánh giá kết quả để tìm ra những sự chênh lệch giữa mục tiêu và thực hiện. Đây là cơ sở của các chương trình truyền thông tiếp theo. Doanh số bán tăng không chỉ là kết quả của quảng cáo, mà còn do nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp nữa. Do vậy, mục tiêu của quảng cáo chỉ nên đặt là mức độ nhận biết hay hiểu biết của khách hàng về dịch vụ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và mục tiêu của quảng cáo về mục tiêu của quảng cáo, các chức năng của quảng cáo, yêu cầu của quảng cáo, quá trình quảng cáo...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và mục tiêu của quảng cáo. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm