Khái niệm và nhận dạng các năng lực của doanh nghiệp

Khái niệm và nhận dạng các năng lực của doanh nghiệp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và nhận dạng các năng lực của doanh nghiệp

1. Khái niệm năng lực

Các nguồn lực của doanh nghiệp được kết hợp và đưa vào triển khai thông qua các qui trình hoạt động như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị quan hệ khách hàng, tiếp thu công nghệ, triển khai vận hành sản xuất,… để tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp được gọi là năng lực.

Năng lực là khả năng sử dụng các nguồn đã được kết hợp một cách có mục đích để đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn.

Các năng lực được tạo ra thông qua sự liên kết chặt chẽ và tương tác giữa các nguồn lực. Các năng lực này tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đó thực chất là khả năng quản trị các quy trình hoạt động bên trong để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực là thước đo đánh giá doanh nghiệp thực hiện các quy trình hoạt động tốt như thế nào. Nói cách khác đánh giá khả năng làm được việc này hay việc khác của doanh nghiệp.

Phân tích các nguồn lực và năng lực cho phép xác định được nguồn gốc sản sinh ra năng lực tạo ra sự khác biệt hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều nguồn lực đáng giá, độc đáo nhưng nếu những tài sản này không được sử dụng một cách hiệu quả thì cũng không thể tạo ra và duy trì được lợi thế bền vững cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy một doanh nghiệp không nhất thiết phải có các nguồn lực đáng giá để tạo lập lợi thế cạnh tranh miễn là doanh nghiệp có được các năng lực mà đối thủ không có hoặc có nhưng không hiệu quả bằng.

2. Nhận dạng năng lực tại các lĩnh vực chức năng

Các năng lực của doanh nghiệp được hình thành dựa vào sự phát triển, thu thập, trao đổi thông tin và kiến thức thông qua toàn bộ nguồn nhân lực. Trong thực tế, một nền tảng kiến thức được tạo dựng cho các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp có thể không được tất cả nhân viên hiểu rõ ràng mà chính sự thực hành và đặc biệt sự lặp lại các kiến thức này sẽ làm tăng dần giá trị của các năng lực trong doanh nghiệp. Nói cách khác, nền tảng cơ sở của năng lực nằm ở kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động, thường là các chuyên gia tại các lĩnh vực chức năng trong doanh nghiệp. Bảng 3.1 dưới đây thể hiện một số năng lực riêng biệt tại các lĩnh vực hoạt động chức năng của doanh nghiệp.

Lĩnh vực

Năng lực

Doanh nghiệp điển hình

Phân phối

Quản trị logistic

Wal – mart

Nhân lực

Động viên, khen thưởng, đào tạo,…

Micosoft

Hệ thống thông tin

Quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng thông qua phương pháp tập trung dữ liệu theo từng điểm bán lẻ

Wal – mart

Marketing

- Hoạt động xúc tiến thương hiệu sản phẩm

Gillet

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả

Ralph Lauren

Nordstrom

Quản trị

- Thực hiện hiệu quả các chức năng quản trị

Hewlett – Packard

- Cơ cấu tổ chức hiệu quả

PepsiCo

Sản xuất

- Kỹ năng sản xuất các sản phẩm có độ tin cậy cao

Komatsu

- Chất lượng sản xuất và thiết kế sản phẩm

The Gap

- Công nghệ sản xuất tự động hóa

Sony

Nghiên cứu và phát triển

- Năng lực công nghệ đặc biệt

Corning Glass

- Khả năng áp dụng nhanh chóng công nghệ vào các sản phẩm mới và qui trình sản xuất

Thomson

- Công nghệ quang học điện tử

Canon

Bảng 3.1. Năng lực riêng biệt tại một số hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và nhận dạng các năng lực của doanh nghiệp về các nguồn lực và năng lực cho phép xác định được nguồn gốc sản sinh ra năng lực tạo ra sự khác biệt hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và nhận dạng các năng lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 77
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm