Khái niệm và phân loại hợp đồng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khái niệm và phân loại hợp đồng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và phân loại hợp đồng

1. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).

2. Phân loại hợp đồng

* Căn cứ vào đặc điểm, nội dung của quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ chủ thể, có thể chia thành:

- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay nói cách khác, mỗi bên vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ.

Trong hợp đồng song vụ, quyền của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Theo điều 410 BLDS 2015 thì: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.”

- Hợp đồng đơn vụ: Theo điều 409 BLDS 2015 thì: “Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.” Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản…

* Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, có thể chia thành:

- Hợp đồng có đền bù: là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận lại được một lợi ích tương ứng. Thông thường là những hợp đồng song vụ. Ví dụ: hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mua bán hàng hóa…

- Hợp đồng không có đền bù: là hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào.

Ví dụ: hợp đồng tặng cho chỉ có hiệu lực khi các bên đã trao cho nhau đối tượng được tặng cho hoặc đã hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu.

* Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, có thể chia thành:

- Hợp đồng chính: Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

- Hợp đồng phụ: Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

Cần phân biệt với Phụ lục hợp đồng: là văn bản hướng dẫn một số nội dung của hợp đồng.

- Hợp đồng có điều kiện: Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận về nội dung, các bên còn thỏa thuận để xác định một sự kiện mà khi sự kiện này xảy ra thì hợp đồng này mới có hiệu lực hoặc mới chấm dứt.

- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Ví dụ: Cha, mẹ mua bảo hiểm cho con.

* Căn cứ vào hình thức của hợp đồng, có thể chia thành:

  • Hợp đồng bằng lời nói;
  • Hợp đồng bằng văn bản;
  • Hợp đồng có công chứng, chứng thực;
  • Hợp đồng mẫu.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và phân loại hợp đồng về đặc điểm, nội dung của quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ chủ thể, tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Khái niệm và phân loại hợp đồng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 137
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm