Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và phân loại ngoại ứng

VnDoc xin giới thiệu bài Khái niệm và phân loại ngoại ứng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và phân loại ngoại ứng

Khái niệm ngoại ứng

Ngoại ứng xuất hiện khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó tác động (gây thiệt hại hay mang lại ích lợi) đến những đối tượng trực tiếp hoặc không trực tiếp tham gia các giao dịch, nhưng các tác động ấy không được phản ánh đầy đủ vào chi phí hay lợi ích đứng trên quan điểm toàn xã hội.

Ngoại ứng có các đặc điểm chung như sau:

Ngoại ứng có thể được gây ra do quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Một nhà máy gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh là ngoại ứng gây ra do sản xuất. Mặt khác, lượng người đi lại trên đường giờ cao điểm quá đông gây tắc nghẽn, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, giảm tốc độ lưu thông của người khác là ngoại ứng gây ra cho quá trình tiêu dùng dịch vụ.

Trong trường hợp xảy ra ngoại ứng, việc ai là người gây hại hoặc mang lại lợi ích cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối. Trở lại ví dụ về nhà máy gạch, dưới góc độ người dân xung quanh, việc sản xuất của nhà máy gây tổn thất lợi ích cho họ. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ nhà máy, việc tăng dân số, nhà cửa, diện tích đất ở của người dân xung quanh đã làm tổn thất lợi ích của nhà máy do phải thu hẹp địa bàn hoạt động.

Việc phân biệt tác động của ngoại ứng gây thiệt hại hay mang lại lợi ích cũng chỉ mang tính tương đối. Ví dụ, việc chặt các cây cũ để thay mới ở thành phố Hà Nội có thể làm tổn thất lợi ích trên khía cạnh mỹ quan đô thị và bóng mát. Tuy nhiên, khi xảy ra bão hay gió lốc, người dân sẽ được thụ hưởng lợi ích từ tránh được những nguy hiểm do rơi cành, đổ cây.

Tất cả các ngoại ứng, đứng trên khía cạnh xã hội đều gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Khi xuất hiện ngoại ứng, chi phí biên (lợi ích biên) của tư nhân không trùng khớp với chi phí biên (lợi ích biên) của xã hội. Do đó, điểm cân bằng thị trường sẽ không trùng với điểm cân bằng mà xã hội mong muốn. Hiệu quả Pareto bị vi phạm và phúc lợi xã hội phải gánh chịu một lượng tổn thất.

Phân loại ngoại ứng

Ngoại ứng được chia làm hai loại: ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực:

Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ gây thiệt hại cho ai đó mà người này không được đền bù hoặc những người gây thiệt hại không bị trừng phạt. Ví dụ, hoạt động sản xuất của nhà máy gạch có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho cả vùng dân cư xung quanh nơi đặt nhà máy. Người dân sẽ phải hít thở không khí ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh và trồng trọt trên đất đã nhiễm độc. Trong trung và dài hạn, họ phải chịu thiệt hại rất lớn do canh tác kém hiệu quả, sức khỏe giảm sút do mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp hay ung thư mà không nhận được một khoản đền bù nào.

Ngược lại, ngoại ứng tích cực xảy ra khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của cá nhân/tổ chức đem lại lợi ích cho ai đó nhưng họ lại không được chi trả thêm tiền. Chẳng hạn, việc chúng ta sửa chữa hay trang trí ngôi nhà của mình có thể làm đẹp thêm và tăng giá trị thị trường những ngôi nhà của hàng xóm. Trong trường hợp này, những người hàng xóm được lợi từ ngôi nhà của chúng ta mà không phải tốn kém bất kì một khoản phí nào.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và phân loại ngoại ứng về quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó tác động (gây thiệt hại hay mang lại ích lợi) đến những đối tượng trực tiếp hoặc không trực tiếp tham gia các giao dịch....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và phân loại ngoại ứng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm