Khái niệm về tiêu chuẩn hóa ISO
Chúng tôi xin giới thiệu bài Khái niệm về tiêu chuẩn hóa ISO được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Khái niệm về tiêu chuẩn hóa ISO
Khái niệm ISO
ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, có tên đầy đủ là The International Organization for Standardization. Thành viên của ISO là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của khoảng 150 nước trên thế giới.
ISO là một tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/2/1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kĩ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác.
Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneve – Thụy Sỹ. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Kết quả hoạt động của ISO là việc ban hành các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đến nay đã có trên 14.000 tiêu chuẩn được ban hành. Mạng lưới thông tin của ISO được đặt ở nhiều quốc gia để cung cấp thông tin về vấn đề tiêu chuẩn, các quy chế kĩ thuật, vấn đề kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng ở khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra ISO còn làm nhiệm vụ tư vấn, hội thảo… về việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định, giúp đỡ về kĩ thuật, về vấn đề tiêu chuẩn hoá chất lượng cho các nước thành viên.
Trong lĩnh vực kinh tế, ISO có rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy định về những hệ thống quản lí hữu hiệu cho các tổ chức kinh tế. Các quốc gia thành viên của ISO cần phải tuân thủ các điều lệ của ISO trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, những quy định về việc chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, và chứng nhận công nhận lẫn nhau trong các chính sách mua bán, trao đổi thương mại quốc tế để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên và của người tiêu dùng, tạo ra một hệ thống bán hàng tin cậy.
Việt Nam gia nhập vào ISO vào năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO. Năm 1996, lần đầu tiên Việt Nam được bầu vào ban chấp hành của ISO với nhiệm kì 2 năm.
Khái niệm ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. ISO 9000 do Uỷ ban kỹ thuật 176 (TC 176 – Technical commmitee 176) ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi bổ sung 3 lần vào năm 1994, 2000 và 2015.
ISO đưa ra các chuẩn mực cho Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức, không phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm cụ thể.
ISO 9000 có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… và cho mọi quy mô hoạt động.
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên:
- Các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận trên phạm vi quốc tế.
- Các thành tựu của khoa học quản lý chất lượng.
- Hướng tới tiêu chuẩn hóa và cải tiến hiệu lực của các hoạt động.
- Có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi quy mô.
Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà hệ thống chất lượng nên có nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. Các tiêu chuẩn này không có mục đích đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng. Nhu cầu của mỗi tổ chức là rất khác nhau. Việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chất lượng cần thiết phải chịu sự chi phối của mục đích cụ thể, sản phẩm và quá trình cũng như thực tiễn cụ thể của tổ chức đó.
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo,…
ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực hiện trong nhiều quốc gia và khu vực, đồng thời được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước. Tại Việt nam, Tổng cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đề nghị, Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã ban hành hệ thống này với tên gọi TCVN ISO 9000.
Các quốc gia khác nhau thì bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lại có những tên gọi khác nhau. Dưới đây là tên gọi của bộ tiêu chuẩn này tại một số các quốc gia.
TÊN NƯỚC | KÝ HIỆU TƯƠNG ỨNG | TÊN NƯỚC | KÝ HIỆU TƯƠNG ỨNG |
Australia | AS 3900 | Ireland | IS 300 |
Belgium | NBNX 50 | Netherlands | NEN ISO 9000 |
Canada | CSAZ 299 | New Zealand | NZS 5600 |
Denmark | DS / EN 29000 | Na uy | NS 5801 |
European | EN 29000 | South Africa | SABS 0157 |
Union | NFX 50 | Sản phẩm | UNE 66900 |
France | DIN ISO 9000 | Sweden | SS ISO 9000 |
Germany | MI 18990 | Vietnam | TCVN ISO 9000 |
Hungary | IS 10210 | United Kingdom | BS 5750 |
Bảng 4.4. Ký hiệu tương ứng với ISO của một số nước
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm về tiêu chuẩn hóa ISO về thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kĩ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm về tiêu chuẩn hóa ISO. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.