Khi nào cần kết thúc dự án
Khi nào cần kết thúc dự án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Khi nào cần kết thúc dự án
Quyết định kết thúc sớm dự án, dù bằng cách nào, cũng rất khó khăn. Các dự án có khuynh hướng tự phát triển vòng đời của chúng - thời gian tồn tại dường như độc lập cho dù dự án có thành công hay không. Nói chung, có ít thông tin sẵn có để nhận ra khi nào cần kết thúc dự án. Các nhân tố thành công là rất đa dạng, trong khi các yếu tố cho thấy dự án thất bại thì không rõ ràng. Nhìn chung bạn phải quyết định kết thúc dự án khi có các vấn đề sau:
Dự án đạt thành công rực rỡ: dự án đạt được các mục tiêu đặt ra, các kế hoạch được hoàn thành tốt đẹp, hiệu quả của dự án đạt được như mong muốn, dự án được đón nhận bởi khách hàng và những người sử dụng… lúc này bạn cần kết thúc dự án đúng thời điểm mà nó yêu cầu.
Dự án không phù hợp với mục tiêu tổng thể: khi dự án không còn phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu, hoặc khi nó không còn thiết thực, hữu ích nữa, hoặc khi không thể đạt được mục tiêu dự án, thì việc kết thúc là tất yếu để tránh lãng phí và gây thêm mất hiệu quả vốn đầu tư.
Dự án gặp những rủi ro về kinh tế và kỹ thuật: những vấn đề về kinh tế như nguồn huy động vốn hoặc nguồn tài trợ vốn cho dự án bị cắt đứt. Hoặc dự án gặp các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, môi trường quá lớn, nằm ngoài khả năng dự kiến ban đầu của nhà quản trị, và hiện tại ở trong tình trạng không thể giải quyết được. Lúc này bạn cần mạnh dạn quyết định chấm dứt dự án.
* Một số nguyên nhân làm cho dự án thất bại như sau:
Nguồn lực thực hiện dự án không được đáp ứng ở mức tối thiểu: dự án bị thiếu vốn trầm trọng, nguồn huy động vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng… là những ví dụ điển hình. Nếu không quyết định chấm dứt dự án, dự án sẽ bị kéo dài triền miên và nằm trong tình trạng bị bỏ lửng.
Tổ chức dự án là không cần thiết: khi mà tổ chức hiện thời không còn thích hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đặt ra, tại một thời điểm hoặc trong một môi trường đặc thù nào đó, kết thúc dự án là điều nên làm. Hoặc khi năng lực của nhóm dự án không còn thích hợp với dự án đó nữa, tổ chức mẹ và nhà quản trị phải hiểu những điều kiện cần để kết thúc một dự án.
Thiếu hỗ trợ từ phía các nhà quản trị cấp cao: các dự án đang phát triển cần những nguồn lực mà nó không được dự tính từ ban đầu. Lúc này sẽ có mâu thuẫn và tranh cãi về vấn đề kiểm soát nguồn lực giữa các bộ phận chức năng. Không có sự ủng hộ trực tiếp của một người có thế lực trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao thì dự án gần như chắc chắn thua trong cuộc đấu tranh giành này.
Chỉ định nhầm nhà quản trị dự án: nhà quản trị dự án có vai trò quan trọng đặc biệt đối với thành công của dự án. Sai lầm thường gặp là bổ nhiệm một kỹ sư có kỹ năng chuyên môn giỏi nhưng lại kém về quản lý và đào tạo làm giám đốc dự án.
Lập kế hoạch kém: Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây ra sự thất bại của dự án. Áp lực vội vàng tập hợp các yếu tố để thực hiện dự án khiến việc lập kế hoạch thực hiện cụ thể bị xao lãng, hoặc mang tính hình thức. Trong những trường hợp như vậy, quá trình quản trị khó đạt được các mục tiêu đặt ra, và hiệu quả vốn đầu tư không được đảm bảo. Khi khó khăn và sai sót ngày càng trầm trọng thêm, dự án từ từ đi chậm lại so với kế hoạch và ngày càng gây phát sinh chi phí.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khi nào cần kết thúc dự án về dự án đạt thành công rực rỡ, dự án không phù hợp với mục tiêu tổng thể, dự án gặp những rủi ro về kinh tế và kỹ thuật và một số nguyên nhân làm cho dự án thất bại...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khi nào cần kết thúc dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.