Không cúng ông Công ông Táo có sao không?

Không cúng ông Công ông Táo có sao không? Không cúng ông Công ông Táo có ảnh hưởng gì không? Có nên cúng ông Công ông Táo hay không? VnDoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Theo truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, tục thờ cúng các vị thần đã in sâu vào trong tiềm thức, thói quen của mỗi người dân Việt với quan niệm rằng thờ các vị thần sẽ phù hộ giúp cuộc sống sung túc, gia đình yên ổn,…. Nhưng đó chỉ là tín ngưỡng, là niềm tin của mỗi người vì vậy tùy vào sự hiểu biết mà có thể thờ hoặc không. Nếu chỉ thờ theo đám đông, làm theo mọi người không biết đó là tốt hay xấu thì nên xem xét lại.

Trong việc thờ cúng ông Công ông Táo cũng vậy nếu tự bản thân có niềm tin rằng thờ ông Công ông Táo giúp gia đình gặp nhiều may mắn, cuộc sống yên bình thì nên thờ ông Công ông Táo. Còn nếu cảm thấy không hiểu tại sao phải thờ ông Công ông Táo và chỉ làm theo quan niệm, tục lệ xưa thì nên tìm hiểu kĩ hơn và không thờ cũng không sao.

1. Tại sao có lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp?

Bắt nguồn từ truyền thuyết về ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, Táo quân trong văn hóa dân gian Việt nam được Việt hóa thành tích “2 ông 1 bà” – gồm ba vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Người dân quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Hàng năm, cứ gần đến ngày 23 tháng Chạp là người dân lại chuẩn bị lễ vật cúng tế để tiễn các Táo về trời. Theo truyền thuyết, trong ngày cuối năm này, các Táo sẽ về trời và báo cáo lại với Ngọc Hoàng những chuyện xảy ra trong năm vừa rồi, thưa lại những chuyện tốt chuyện xấu mà gia chủ đã làm.

Cúng ông Công ông Táo

Người ta làm lễ cúng ông Công ông Táo với mong muốn tiễn thần đi hanh thông may mắn, tấu sự trôi chảy, bẩm tấu những điều tốt đẹp nhất với Ngọc Hoàng, từ đó xin cho gia đình mình một năm mới an khang thịnh vượng, xua tan những điều xui xẻo có thể xảy tới.

Tục thờ Táo quân đã lưu truyền cả ngàn năm nay. Đó là tín ngưỡng văn hóa dân gian của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng yêu thương và đoàn kết của gia đình, coi trọng bếp lửa – Thần Lửa, đồng thời hy vọng những điều tốt đẹp nhất vào tương lai sắp tới. Như tất cả mọi lễ cúng khác, lòng thành tâm luôn là điều quan trọng nhất. Cúng Táo quân – Mâm cao cỗ đầy không bằng TÂM THÀNH KÍNH.

2. Không cúng ông Công ông Táo có sao không?

Thờ cúng Táo quân là tập tục, tín ngưỡng dân gian đáng quý, có nguồn gốc từ thủa xa xưa, khi mà người dân còn tin rằng mỗi một lĩnh vực trong đời sống đều có thần linh cai quản, “Đất có Thổ Công, sông có Hà bá”, nên coi trọng việc thờ phụng, cúng bái để được thần linh phù hộ.

Tuy nhiên, đó chỉ là tín ngưỡng dân gian, không hề có cơ sở khoa học nào cả. Vì thế mà tùy vào lựa chọn của mỗi người, có thể tiếp tục duy trì tập tục này hoặc không làm theo. Tập tục thờ cúng thần linh đã in sâu vào tâm thức của mỗi người dân, là điều bất biến, không thể nghi ngờ nên phần lớn người dân vẫn tiếp tục duy trì những phong tục tập quán thờ thần này.

Nếu không cúng ông Công ông Táo có sao không?

Trong cuộc sống, ai cũng cần có niềm tin, ai cũng có quyền theo đuổi tín ngưỡng nào mình thấy phù hợp, nhưng đừng để bản thân trở thành cuồng tín, đừng thần thánh hóa những điều không có thực.

Bạn hãy làm lễ cúng ông Công ông Táo nếu tâm thành kính, nếu bạn tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn an lành cho bản thân và gia đình. Còn nếu chính bản thân bạn cũng nửa tin nửa ngờ, chỉ làm vì tất cả mọi người đều làm chứ thực lòng không hề tin tưởng thì có lẽ bạn nên xem xét lại.

Thần linh có mắt, tựa như ông trời vậy, chẳng bao giờ phán xét sai. Thế nên có lẽ sẽ chẳng có chuyện những vị thần với đức cao vọng trọng lại “chấp nhặt”, nếu con cháu cúng đúng thì phù hộ, còn cúng sai hay không cúng thì trừng phạt. Tin vào tín ngưỡng, song vẫn phải có lý trí, bỏ đi suy nghĩ “buôn thần bán thánh”, đừng cúng ông Táo sai cách - đừng làm xấu đi phong tục truyền thống lâu đời.

Người ta nghe rằng thả cá chép cho các Táo về trời, nhưng lòng không an không tĩnh, chỉ chăm chăm làm cho xong, cuối cùng đứng trên cầu, trên đường ném những chú cá tội nghiệp xuống nước, hay để nguyên cả cá cả túi nilon xuống ao hồ sông suối… Làm vậy chẳng những ô nhiễm môi trường mà còn tạo thêm sát nghiệp. Cúng tế nhưng không đặt tâm mình trong đó, sao có được những điều tốt đẹp như mong muốn.

Luật Nhân – Quả là có, song hãy tỉnh táo phân biệt rõ điều này với cuồng tín, mê tín dị đoan. Có nhiều người tư tưởng khác, họ không cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp nhưng vẫn giữ được cái hồn của tập tục này qua việc chăm sóc cho căn bếp mỗi ngày, giữ cho bếp núc gọn gàng mà ấm cúng, cho cả gia đình quây quần bên nhau trong những bữa cơm hạnh phúc. Họ cũng chăm chỉ làm việc thiện với cái tâm trong sáng, trao đi những gì mình có thể, tránh làm điều xấu, điều ác. Cứ thế, dù không thờ cúng thần linh nhưng cũng đâu có thần linh nào trừng phạt, cuộc sống của họ vẫn êm ả yên bình, thậm chí còn có phần suôn sẻ, thuận lợi nữa. Vậy mới thấy, những điều chúng ta có được trong đời đều do phước đức, do nỗ lực của chính bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đâu có vì thờ cúng mỗi ngày nên thần linh phù hộ.

Hãy buông bỏ để thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, để thấy yêu đời hơn. Những gì bản thân mình thấy không cần thiết thì đừng gượng ép. Bạn cúng hay không cúng ông Công ông Táo đều không có vấn đề gì. Nếu bạn thấy tâm mình muốn làm lễ cúng và vui vẻ vì được làm theo truyền thống lâu đời, hãy tiếp nối những gì người xưa để lại. Còn nếu bạn muốn từ bỏ tập tục xưa cũ để cuộc sống thoải mái hơn, đừng lo nghĩ quá nhiều mà hãy thử một lần, nếu tâm bạn bình an!

Lưu ý: Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không có cơ sở khoa học.

3. Cúng ông Công ông Táo bằng hoa quả có được không

Việc tổ chức lễ tiễn ông Táo không cần quá cầu kỳ và sang trọng, bạn chỉ cần làm một mâm cơm mặn nhỏ. Cùng những lễ vật cần thiết là có thể hoàn thành được nghi thức cúng ông Táo.

Vậy cúng ông Công ông Táo bằng hoa quả có được không? Bạn có thể hoàn toàn cúng ông Táo bằng hoa quả, cùng với những lễ vật sau:

  • Một đĩa hoa quả các quả trên đĩa được bày theo số lẻ
  • Ba bộ quần áo, mũ, hia trong đó 2 bộ nam, 1 bộ nữ
  • Ba con cá chép sống hoặc bằng giấy. Người miền Trung lại dùng ngựa giấy có đầy đủ yên, cương.
  • Trầu, cau
  • Một tập giấy tiền, vàng mã
  • Một đĩa muối, một đĩa gạo
  • Một chén rượu và nước
  • Hương thơm, nến
  • Một lọ hoa tươi

Giống như cách lý giải phía trên, mâm cúng to hay nhỏ không phải giá trị cốt lõi của ngày lễ mà chủ yếu ở lòng thành, tấm lòng của gia chủ trong việc làm lễ.

Và còn rất nhiều bài viết hay về Tết âm lịch mời các bạn xem thêm trên chuyên mục Tết nguyên đán 2022 của VnDoc.

Đánh giá bài viết
1 7.147
Sắp xếp theo

    Lễ Tết Cổ Truyền

    Xem thêm