Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kĩ thuật soạn thảo hợp đồng

VnDoc xin giới thiệu bài Kĩ thuật soạn thảo hợp đồng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức bằng lời nói, hành vi, văn bản,… Trong đó, hai bên xác lập một quan hệ pháp lý về các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như lợi ích của mình.

Phân loại hợp đồng

Hợp đồng dân sự: là những hợp đồng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng giữa cá nhân hay tập thể các cá nhân.

Hợp đồng kinh tế: là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Căn cứ

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng thương mại

Chủ thể

- Cá nhân có năng lực, đủ hành vi dân sự

- Pháp nhân

- Hộ gia đình

- Tổ hợp tác

- Pháp nhân

- Cá nhân có đăng ký kinh doanh (trong đó có ít nhất một bên là pháp nhân)

- Thương nhân

- Người khác (trong đó có ít nhất một bên là thương nhân)

Mục đích

Tiêu dùng

Kinh doanh (cả hai bên đều hướng tới kinh doanh)

- Kinh doanh

- Tiêu dùng (chỉ cần một bên hướng tới kinh doanh)

Hình thức

- Lời nói

- Văn bản

- Hành vi cụ thể

Văn bản

- Lời nói

- Văn bản

- Hành vi cụ thể

Bảng 4.5. Phân biệt các loại hợp đồng

Điều kiện của hợp đồng

Để một văn bản được công nhận là một hợp đồng thì cần phải có đủ bốn điều kiện sau đây:

Sự ưng thuận: cơ sở của hợp đồng là sự đồng ý, bằng lòng một cách tự nguyện, không một ai, một cơ quan, doanh nghiệp nào được quyền ép buộc một đối tác khác phải ký kết hợp đồng với mình.

Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý

Đối tượng: cam kết điều gì, việc gì phải bàn giao

Nguyên do: Hợp đồng phải dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Bố cục hợp đồng

Phần

Nội dung

Ô số

Ghi chú

Mở đầu

Quốc hiệu, Tên loại và trích yếu nội dung văn bản, Số và ký hiệu văn bản

1, 2, 3

Nội dung

Căn cứ ký kết

4

Ngày, tháng và địa điểm soạn thảo văn bản

5

Các bên tham gia ký kết

6

Nội dung thỏa thuận của hợp đồng

7

Phần kết

Số nhân bản hợp đồng

8

Chữ ký của đại diện hai bên, con dấu

9

Bảng 4.6. Bố cục của hợp đồng

Cách thức soạn thảo hợp đồng

Một bản hợp đồng thường có ba phần:

Phần căn cứ: gồm các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế

+ Căn cứ pháp lý: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hợp đồng.

Căn cứ thực tế: Trao đổi giữa các chủ thể để thiết lập giao kết có tính chứng cứ pháp lý.

- Phần xác lập chủ thể giao kết:

Nêu từng bên giao kết, phân định vị trí giao kết

Nêu những thông tin liên quan đến chủ thể giao kết (địa chỉ, chức vụ, tài khoản, mã số thuế…)

- Phần nội dung thỏa thuận giao kết: được thực hiện thông qua các điều khoản

Điều khoản chủ yếu: Bắt buộc phải ghi vào hợp đồng nguyên tắc, nội dung thỏa thuận giữa các bên (thời gian, đối tượng, số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán).

Điều khoản tùy nghi: Hai bên tự thỏa thuận (Cách thức thực hiện hợp đồng, các yêu cầu về sản phẩm, quy cách, điều kiện thanh toán; Các điều khoản về bồi hoàn thiệt hại khi hợp đồng không được thực hiện;…)

Điều khoản thông thường: Do pháp luật quy định (Phương thức nghiệm thu, đánh giá kết quả, giải quyết tranh chấp; Các ràng buộc pháp lý cần thiết theo luật lệ hiện hành; Các giá trị về ngôn ngữ hợp đồng (nếu hợp đồng ký với nước ngoài); Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;…)

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kĩ thuật soạn thảo hợp đồng về khái niệm và phân loại hợp đồng, điều kiện của hợp đồng, bố cục của hợp đồng và cách thức soạn thảo hợp đồng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Kĩ thuật soạn thảo hợp đồng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm