Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kiểm tra sản phẩm

Kiểm tra sản phẩm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Kiểm tra sản phẩm là việc nhà quản trị Marketing xem xét đánh giá toàn bộ các khía cạnh của sản phẩm để xác định xem nên tiếp tục kinh doanh, cải tiến, biến đổi hay thải loại nó. Kiểm tra là một nhiệm vụ phải được tiến hành thường xuyên, như một căn cứ cơ bản cho việc ra các quyết định chính sách và chiến lược. Kiểm tra sản phẩm là trách nhiệm của người quản trị sản phẩm, trừ khi người này đã ủy quyền cho người khác. Khi kiểm tra sản phẩm, nhà quản trị có thể sẽ phải có các quyết định sau đây:

1. Loại bỏ sản phẩm

Một trong những mục đích chính của kiểm tra sản phẩm là tìm kiếm “điểm yếu” và sau đó loại bỏ chúng. Nhà quản trị marketing phải phát triển các tiêu chuẩn để quyết định có nên loại bỏ sản phẩm hay không? Một số yếu tố phải cân nhắc là:

Xu hướng bán: sản lượng bán theo thời gian biến đổi thế nào? điều gì xảy ra với tỉ phần thị trường? tại sao lượng bán giảm? lượng bán của sản phẩm cạnh tranh thay đổi như thế nào?

Đóng góp lợi nhuận: sản phẩm đã đóng góp bao nhiêu lợi nhuận cho công ty? nếu lợi nhuận sụt giảm, nó gắn với giá như thế nào? các chi phí bán hàng, xúc tiến, phân phối, có vượt quá, không tương xứng với lượng bán hay không? sản phẩm đòi hỏi những nỗ lực và thời gian quản trị tăng thêm không?

Chu kỳ sống sản phẩm: sản phẩm đã tới thời kỳ bão hòa chưa? sự phát triển của công nghệ mới có đe dọa sản phẩm không? có nhiều sản phẩm thay thế mạnh trên thị trường không? sản phẩm có phát triển nhanh hơn ích lợi của nó hay không? các nguồn lực để sản xuất sản phẩm này có thể được dùng để sản xuất sản phẩm khác tốt hơn không?

Các yếu tố trên cung cấp các hướng dẫn chung để quyết định thải loại một sản phẩm. Rất khó ra quyết định thải loại sản phẩm do tác động tiềm năng của nó tới người tiêu dùng và tới công ty. Ví dụ, loại bỏ một sản phẩm có thể khiến công ty cắt giảm nhân công. Có một số yếu tố khác nhà quản trị cũng phải quan tâm như cung cấp cho người tiêu dùng các bộ phận thay thế và dịch vụ sửa chữa, và đảm bảo sản phẩm sẵn sàng tại kho của nhà phân phối. Kế hoạch thải loại cũng phải làm rõ được các vấn đề về cổ phần liên quan tới quyền sở hữu chung.

2. Cải tiến sản phẩm

Một mục đích khác của kiểm tra là có chắc chắn nên biến đổi sản phẩm theo những khía cạnh nào đó hoặc giữ nguyên các đặc tính của nó. Cải tiến sản phẩm nghĩa là thay đổi một hay nhiều thuộc tính của sản phẩm hay các yếu tố marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và mong muốn của thị trường. Các thuộc tính ở đây chủ yếu là các đặc điểm sản phẩm, thiết kế, bao gói... Các yếu tố marketing bao gồm giá bán, hỗn hợp xúc tiến và kênh phân phối.

Có thể xem kiểm tra sản phẩm như một công cụ để nhà quản trị điều khiển chiến lược sản phẩm. Ở đây, điều khiển có nghĩa là thu thập thông tin về sự hoạt động của sản phẩm và đưa ra các hành động hoàn thiện hoặc cải tiến sản phẩm. Cải tiến sản phẩm là một quyết định quản trị quan trọng hàng đầu, nhưng các thông tin cần thiết để ra các quyết định cải tiến lại thu được từ người tiêu dùng và các người trung gian. Những lời khuyên thường thu được từ các đại lý quảng cáo hoặc các chuyên gia. Các báo cáo từ lực lượng bán phải có cấu trúc hợp lý để cung cấp cho nhà quản trị các loại thông tin về sản phẩm. Thực tế, các loại báo cáo này có thể là những thông tin có giá trị nhất để nhà quản trị cải tiến sản phẩm. Thực thi một quyết định cải tiến sản phẩm đòi hỏi sự phối hợp các nỗ lực giữa các chuyên gia khác nhau, và cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Ví dụ, cải tiến bản thân sản phẩm liên quan đến kỹ thuật, sản xuất, kế toán, marketing.

Khi một doanh nghiệp nhận thấy cần phải cải tiến sản phẩm, không phải lúc nào họ cũng nhận thấy sự phản ứng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thay thế khác nhau. Ví dụ, qua kiểm tra vị giác, công ty Coca Cola phát hiện ra vị ngọt hơn của Coke mới so với Coke cũ được ưa thích hơn. Tuy nhiên, khi tung ra thị trường các lon Coca cola mới thương hiệu Newcoke, nó đã bị thất bại do tình cảm của người tiêu dùng gắn liền với Coke truyền thống. Vì vậy phải tiến hành kiểm tra thị trường trước khi bán hàng rộng rãi là một nguyên tắc có giá trị.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kiểm tra sản phẩm về việc nhà quản trị Marketing xem xét đánh giá toàn bộ các khía cạnh của sản phẩm để xác định xem nên tiếp tục kinh doanh, cải tiến, biến đổi hay thải loại nó...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Kiểm tra sản phẩm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm