Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kỹ thuật giao dịch ngoại hối kỳ hạn

Kỹ thuật giao dịch ngoại hối kỳ hạn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh doanh ngoại hối để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Kỹ thuật giao dịch ngoại hối kỳ hạn

1. Tỷ giá kỳ hạn

Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc giao hàng thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai.

Tỷ giá kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay hiện hành, kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn & lãi suất của các đồng tiền liên quan.

Ở thị trường kỳ hạn, các NHTM cũng là các nhà tạo thị trường/nhà tạo giá trên cả hai cấp thị trường: thị trường liên ngân hàng & thị trường khách hàng.

Các nhà tạo thị trường sẵn sàng yết giá (báo tỷ giá) trên cơ sở hai chiều (tỷ giá mua kỳ hạn & tỷ giá bán kỳ hạn).

Tỷ giá mua kỳ hạn (Forward Bid – Fb)

Là tỷ giá tại đó nhà tạo thị trường sẵn sàng mua kỳ hạn đồng tiền yết giá

Tỷ giá bán kỳ hạn (Forward Ask – Fa)

Là tỷ giá tại đó nhà tạo thị trường sẵn sàng bán kỳ hạn đồng yết giá Tỷ giá mua kỳ hạn bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán kỳ hạn (Fb < Fa)

Tại một thời điểm nhất định, nhà tạo thị trường mua vào & bán ra kỳ hạn cùng một số lượng ngoại tệ nhất định thì mức chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra là lãi gộp của nhà tạo thị trường

2. Ngày giá trị kỳ hạn

Ngày giá trị giao ngay (Spot Value Date - SVD)

SVD= T+2

Ngày giá trị kỳ hạn (Forward Value Date - FVD): còn gọi là ngày thanh toán hợp đồng kỳ hạn (value date)

FVD = ( T + n) + 2

Trong đó:

T: ngày hôm nay/ ngày ký kết hợp đồng

n: số ngày của kỳ hạn

Tod (ngày giá trị hôm nay): là giao dịch mà việc giao hàng & thanh toán được thực hiện ngay trong ngày giao dịch

Tod = T

Tom (ngày giá trị ngày mai – Tomorrow value Date – TOM): là giao dịch mà việc giao hàng & thanh toán được thực hiện vào ngày hôm sau (sau ngày ký kết hợp đồng 1 ngày)

Tom = T + 1

Spot/Next: là giao dịch mà việc giao hàng & thanh toán được thực hiện vào ngày thứ ba sau ngày giao dịch (có thể hiểu đây là giao dịch kỳ hạn 1 ngày)

Điểm kỳ hạn

Tỷ giá kỳ hạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá giao ngay tùy thuộc vào chênh lệch lãi suất của các đồng tiền trong tỷ giá & kỳ hạn liên quan.

Điểm kỳ hạn tuyệt đối (forward margin/forward points)

- Vì tỷ giá là một biến số thường xuyên thay đổi, nên giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay có một độ lệch.

* Chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn & tỷ giá giao ngay gọi là điểm kỳ hạn tuyệt đối

FM = F-S

Trong đó:

FM: điểm kỳ hạn tuyệt đối (Forward Margin)

F: tỷ giá kỳ hạn

S: tỷ giá giao ngay

- Điểm kỳ hạn có thể dương hoặc âm (phụ thuộc vào tỷ giá kỳ hạn lớn hay nhỏ hơn so với tỷ giá giao ngay)

- Điểm kỳ hạn dương (điểm kỳ hạn gia tăng - forward pickup/forward premium). Tỷ giá kỳ hạn (F) > tỷ giá giao ngay (S). Đồng tiền yết giá tăng giá kỳ hạn (đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn gia tăng)

- Điểm kỳ hạn âm (điểm kỳ hạn khấu trừ - forward markdown/forward discount). Tỷ giá kỳ hạn (F) < tỷ giá giao ngay (S). Đồng tiền yết giá giảm giá kỳ hạn (đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn khấu trừ)

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kỹ thuật giao dịch ngoại hối kỳ hạn về tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc giao hàng thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Kỹ thuật giao dịch ngoại hối kỳ hạn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 49
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm