Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Liên minh chiến lược và sáp nhập, mua bán toàn cầu

Liên minh chiến lược và sáp nhập, mua bán toàn cầu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Liên minh chiến lược và sáp nhập, mua bán toàn cầu

Liên minh chiến lược toàn cầu

Liên minh chiến lược (Strategic Alliance) là hình thức ban đầu của loại hình chiến lược hợp tác (Cooperative Alliances) trong đó các doanh nghiệp kết hợp một vài nguồn lực và năng lực tiềm năng để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Liên minh chiến lược toàn cầu (Global Stategic Alliances – GSA) là xu thế phù hợp và đúng lúc đối với những thay đổi nhanh chóng và mãnh liệt trong hoạt động kinh tế, kỹ thuật và xu hướng toàn cầu hóa. Với vai trò là sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp, liên minh chiến lược đưa các doanh nghiệp tham gia vào các mức độ trao đổi và chia sẻ nguồn lực và năng lực tiềm năng để phát triển hoặc phân phối sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Liên minh chiến lược cũng có tác dụng đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát huy các nguồn lực hiện hữu và năng lực tiềm năng trong khi cùng đối tác phát triển các nguồn lực và năng lực khác làm nền tảng cho lợi thế cạnh tranh mới.

Khái niệm liên minh chiến lược toàn cầu

Theo từ điển thuật ngữ của Viện Pháp ngữ Quebec (Canada):

Liên minh chiến lược là một sự thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp đang là đối thủ cạnh tranh hoặc có tiềm năng cạnh tranh, cùng chia sẻ các nguồn lực và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành tốt một dự án hoặc một hoạt động kinh doanh chung mà vẫn là những doanh nghiệp độc lập”.

Trích trang 191, mục 5.1.1, chương 5, GT Quản trị chiến lược toàn cầu, PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, TS Đỗ Thị Bình

Đây là một cách hiểu khá rõ ràng, khi tham gia liên minh chiến lược, các bên hợp tác với nhau trong các hoạt động kinh doanh với nguyên tắc mỗi bên sẽ đóng góp những thế mạnh và khả năng của mình trong quá trình hợp tác ấy. Theo đó, sự tăng trưởng và hiệu quả cạnh tranh chính là những động lực của liên minh chiến lược.

Theo Thomass L. Sporleder “Liên minh chiến lược được định nghĩa là bất kỳ sự thỏa thuận nào giữa các công ty để hợp tác nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược”. Như vậy, một liên minh có thể được định nghĩa là khả năng chia sẻ giữa hai hoặc nhiều Công ty với mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh tranh của họ và/ hoặc tạo ra hoạt động kinh doanh mới mà không làm mất quyền tự chủ chiến lược của những doanh nghiệp này. Những điều làm nên một liên minh “chiến lược” là sự chia sẻ các năng lực, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển sản xuất và marketing ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh dài hạn của các doanh nghiệp tham gia và hàm ý một sự kiện cam kết lâu dài tương đối về nguồn lực của các đối tác.

Liên minh chiến lược toàn cầu (GSA) được hiểu là sự liên kết giữa các công ty từ các quốc gia khác nhau để cùng nhau theo đuổi một mục đích chung trong một số lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Đó có thể là thỏa thuận giữa các công ty liên doanh trên cơ sở kết hợp các sức mạnh riêng có của mỗi bên, hoặc là việc sáp nhập giữa các công ty ở các quốc gia khác nhau. GSA được thiết lập nhằm khai thác sức mạnh tổng hợp của các bên tham gia cũng như giảm thiểu các chi phí kinh doanh. Mỗi đối tác đều có lợi thế riêng và khi cùng theo đuổi một mục tiêu chung các lợi thế riêng đó sẽ được kết hợp lại như một sức mạnh “đòn bẩy” nâng cao khả năng cạnh tranh của liên minh nói chung và của bản thân các đối tác trong liên minh nói riêng.

Liên minh chiến lược toàn cầu có ba đặc điểm chính:

- Các đối tác tham gia vẫn duy trì sự độc lập sau khi thành lập liên minh

- Các bên tham gia cùng chia sẻ lợi ích từ liên minh và cùng quản lý việc thực hiện các mục tiêu chung đã đặt ra;

- Các đối tác tiếp tục đóng góp về công nghệ, các sản phẩm dịch vụ và các lĩnh vực quan trọng khác mà đối tác đó có lợi thế vào trong liên minh chiến lược.

Trong những năm qua, thế giới đã xuất hiện nhiều liên minh chiến lược giữa các công ty mà trước đó còn là đối thủ của nhau. Tiêu biểu nhất phải kể đến Sky Team - một liên minh giữa các hãng hàng không ở một số quốc gia khác nhau để tạo ra một mạng lưới vận chuyển hành khách và hàng hóa toàn cầu.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Liên minh chiến lược và sáp nhập, mua bán toàn cầu về đặc điểm của liên minh chiến lược toàn cầu và khái niệm liên minh chiến lược toàn cầu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Liên minh chiến lược và sáp nhập, mua bán toàn cầu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm