Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 7 Kết nối tri thức bài 1

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ lớp 7 bài 1: Giới thiệu về trồng trọt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy.

A. Lý thuyết Công nghệ 7 bài 1

I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt

1. Vai trò

Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế và đời sống con người:

- Cung cấp sản phẩm thiết yếu: gạo, ngô, rau củ, quả…

- Hỗ trợ sự phát triển của một số ngành nghề: chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu

2. Triển vọng

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên:

+ Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt.

+ Phần lớn diện tích là đất trồng với địa hình đa dạng.

- Lợi thế khác:

+ Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm trong trồng trọt.

+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ người lao động.

+ Ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt.

- Tương lai, vị thế của ngành trồng trọt nâng cao.

II. Các nhóm cây trồng phổ biến

Dựa vào mục đích sử dụng, người ta phân cây trồng thành:

- Cây lương thực

- Cây công nghiệp

- Cây ăn quả

- Cây rau

- Cây thuốc

- Cây gia vị

- Cây hoa

- Cây cảnh

- Cây lấy gỗ

III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

1. Trồng trọt ngoài tự nhiên

- Là phương thức trồng trọt phổ biến, áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng.

- Mọi công việc tiến hành trong điều kiện tự nhiên.

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.

- Nhược điểm: bị tác động bởi sâu, bệnh hại và điều kiện bất lợi của thời tiết.

2. Trồng trọt trong nhà có mái che

- Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.

- Ưu điểm:

+ Ít sâu bệnh

+ Năng suất cao

+ Chủ động trong chăm sóc

+ Sản xuất được rau, quả trái vụ, an toàn

- Nhược điểm:

+ Đầu tư lớn

+ Yêu cầu kĩ thuật cao

3. Phương thức trồng trọt kết hợp

- Là phương thức kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.

IV. Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao

- Năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn do sử dụng giống mới.

- Sinh trưởng và phát triển tốt do thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động do ứng dụng công nghệ cao.

- Lao động có trình độ, quy trình sản xuất khép kín.

V. Một số ngành nghề trong trồng trọt

1. Kĩ sư trồng trọt

- Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.

- Phẩm chất của kĩ sư trồng trọt:

+ Yêu thiên nhiên

+ Yêu công việc chăm sóc cây trồng

+ Thích khám phá quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng

2. Kĩ sư bảo vệ thực vật

- Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng nhằm giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.

- Phẩm chất của kĩ sư bảo vệ thực vật:

+ Yêu thiên nhiên

+ Thích nghiên cứu khoa học

+ Thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và sâu, bệnh.

3. Kĩ sư chọn giống cây trồng

- Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu tạo giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Phẩm chất của kĩ sư chọn giống cây trồng:

+ Yêu thích cây trồng

+ Thích nghiên cứu khoa học

+ Cẩn thận, kiên trì và tỉ mỉ.

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 bài 1

Câu 1. Có mấy ngành nghề trong trồng trọt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 3 ngành nghề trong trồng trọt:

1. Kĩ sư trồng trọt

2. Kĩ sư bảo vệ thực vật

3. Kĩ sư chọn giống cây trồng

Câu 2. Đâu là ngành nghề trong trồng trọt?

A. Kĩ sư trồng trọt

B. Kĩ sư bảo vệ thực vật

C. Kĩ sư chọn giống cây trồng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 3 ngành nghề trong trồng trọt:

1. Kĩ sư trồng trọt

2. Kĩ sư bảo vệ thực vật

3. Kĩ sư chọn giống cây trồng

Câu 3. Kĩ sư trồng trọt

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Kĩ sư trồng trọt: Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

+ Kĩ sư bảo vệ thực vật: Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

+ Kĩ sư chọn giống cây trồng: Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

Câu 4. Kĩ sư bảo vệ thực vật:

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Kĩ sư trồng trọt: Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

+ Kĩ sư bảo vệ thực vật: Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

+ Kĩ sư chọn giống cây trồng: Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

Câu 5. Kĩ sư chọn giống cây trồng:

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Kĩ sư trồng trọt: Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

+ Kĩ sư bảo vệ thực vật: Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

+ Kĩ sư chọn giống cây trồng: Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

Câu 6. Trồng trọt có vai trò trong:

A. Chăn nuôi

B. Chế biến

C. Xuất khẩu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Ngoài vai trò cung cấp sản phẩm thiết yếu cho con người, ngành trồng trọt còn có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề quan trọng khác như: chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu, …

Câu 7. Ở Việt Nam có mấy phương thức trồng trọt phổ biến?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Ở Việt Nam có 3 phương thức trồng trọt phổ biến:

1. Trồng trọt ngoài tự nhiên

2. Trồng trọt trong nhà có mái che

3. Trồng trọt kết hợp

Câu 8. Đâu là phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?

A. Trồng trọt ngoài tự nhiên

B. Trồng trọt trong nhà có mái che

C. Trồng trọt kết hợp

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Ở Việt Nam có 3 phương thức trồng trọt phổ biến:

1. Trồng trọt ngoài tự nhiên

2. Trồng trọt trong nhà có mái che

3. Trồng trọt kết hợp

Câu 9. Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên là:

A. Đơn giản

B. Dễ thực hiện

C. Tránh tác động của sâu bệnh

D. Thực hiện trên diện tích lớn

Đáp án đúng: C

Giải thích: Trồng trọt theo phương thức tự nhiên có nhược điểm là dễ chịu tác động bởi sâu, bệnh hại và điều kiện bất lợi của thời tiết.

Câu 10. Ư điểm của trồng trọt trong nhà có mái che là:

A. Ít bị sâu bệnh

B. Chủ động trong chăm sóc

C. Sản xuất rau, quả trái vụ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Trồng trọt theo phương thức trong nhà có mái che: cây ít bị sâu bệnh; có thể tạo ra năng suất cao, chủ động trong chăm sóc và có thể sản xuất được rau, quả trái vụ, an toàn.

Câu 11. Hình ảnh nào sau đây ứng với nghề kĩ sư trồng trọt?

A.

B.

C.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Hình A: công việc của kĩ sư trồng trọt

+ Hình B: công việc của kĩ sư bảo vệ thực vật

+ Hình C: công việc của kĩ sư chọn giống cây trồng

Câu 12. Hình ảnh nào sau đây ứng với nghề kĩ sư bảo vệ thực vật?

A.

B.

C.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Hình A: công việc của kĩ sư trồng trọt

+ Hình B: công việc của kĩ sư bảo vệ thực vật

+ Hình C: công việc của kĩ sư chọn giống cây trồng

Câu 13. Hình ảnh nào sau đây ứng với nghề kĩ sư chọn giống cây trồng?

A.

B.

C.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Hình A: công việc của kĩ sư trồng trọt

+ Hình B: công việc của kĩ sư bảo vệ thực vật

+ Hình C: công việc của kĩ sư chọn giống cây trồng

Câu 14. Trồng trọt công nghệ cao có mấy đặc điểm cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: D

Giải thích: Trồng trọt công nghệ cao có 4 đặc điểm cơ bản:

1. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.

2. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.

3. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.

4. Lao động có trình độ cao

Câu 15. Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì?

A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.

B. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.

C. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.

D. Lao động có trình độ cao

Đáp án đúng: A

Giải thích: Trồng trọt công nghệ cao có 4 đặc điểm cơ bản:

1. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.

2. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.

3. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.

4. Lao động có trình độ cao

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Công nghệ 7 Kết nối tri thức bài 2

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Công nghệ sử 7 bài 1: Giới thiệu về trồng trọt KNTT, các bạn có thể tham khảo thêm Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 08:28 07/04
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      😌😌😌😌😌😌

      Thích Phản hồi 08:28 07/04
      • Nguyễn Sumi
        Nguyễn Sumi

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 08:28 07/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 7 KNTT

        Xem thêm