Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 Cánh diều bài 2

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 2: Sử dụng bản đồ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lý 10 Cánh diều.

A. Lý thuyết Địa Lí 10 bài 2

I. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. Phương pháp kí hiệu

- Đặc điểm:

+ Thường được sử dụng để biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm.

+ Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp,...

- Khả năng thể hiện

+ Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí.

+ Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu:

+ Kí hiệu dạng chữ

+ Kí hiệu dạng tượng hình

+ Kí hiệu dạng hình học

Hình 2.1. Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu

2. Phương pháp đường chuyển động

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

+ Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hoá, di dân,...

- Khả năng thể hiện: Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

Bản đồ các dòng biển chính trên thế giới bằng phương pháp đường chuyển động

3. Phương pháp chấm điểm

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố, phân tán trong không gian.

+ Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các cơ sở chăn nuôi,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.

4. Phương pháp khoanh vùng

- Đặc điểm:

+ Thường sử dụng để biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

+ Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới (thể hiện bằng phương pháp khoanh vùng)

5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Là phương pháp biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,...

Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các châu lục năm 2019

- Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị,...

II. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

- Khái niệm: Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí.

- Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm:

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

- Vai trò:

+ Bản đồ được sử dụng ngày càng phổ biến trong đời sống.

+ Việc sử dụng bản đồ số và GPS giúp cho đời sống được thuận tiện hơn.

III. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

- Khái niệm: GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.

- Đặc điểm:

+ Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

+ Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.

- Vai trò: GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống.

- Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển,…

Sử dụng dịch vụ định vị GPS để tìm kiếm đường đi

B. Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 bài 2

Câu 1. Ưu điểm lớn nhất của GPS là

A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng

B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.

C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.

D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.

Đáp án: D

Giải thích: GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng, chỉ cần có thiết bị thu tín hiệu và phần mềm hỗ trợ. Ngoài GPS, một số hệ thống khác cũng có chức năng tương tự như: GALILEO, GLONASS, BEIDOU,...

Câu 2. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?

A. Liên bang Nga.

B. Trung Quốc.

C. Hoa Kì.

D. Nhật Bản.

Đáp án: C

Giải thích: GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kỳ cho phép sử dụng trong dân sự.

Câu 3. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

A. Vệ tinh nhân tạo.

B. Trạm hàng không.

C. Các loại ngôi sao.

D. Vệ tinh tự nhiên.

Đáp án: A

Giải thích: GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?

A. Mất nhiều chi phí lưu trữ.

B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.

C. Là một tập hợp có tổ chức.

D. Rất thuận lợi trong sử dụng.

Đáp án: A

Giải thích:

- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

- Bản đồ số rất thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa, vì vậy ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Câu 5. Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. đường chuyển động.

C. kí hiệu.

D. chấm điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

- Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu hình học).

Câu 6. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

A. định vị.

B. định tính.

C. định lượng.

D. định luật.

Đáp án: A

Giải thích: GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ.

Câu 7. Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. đường chuyển động.

C. kí hiệu.

D. chấm điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

- Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu hình học).

Câu 8. Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. đường chuyển động.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

Câu 9. Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. kí hiệu.

B. đường chuyển động.

C. chấm điểm.

D. bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: A

Giải thích:

- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

- Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu dạng chữ hoặc dạng hình học).

Câu 10. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng

A. phân bố theo những điểm cụ thể.

B. di chuyển theo các hướng bất kì.

C. tập trung thành vùng rộng lớn.

D. phân bố, phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

Câu 11. Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được

A. tốc độ di chuyển đối tượng.

B. chất lượng của đối tượng.

C. khối lượng của đối tượng.

D. hướng di chuyển đối tượng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

- Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thể hiện thông qua màu sắc, kích thước (độ rộng, độ đậm, chiều rộng, chiều dài) và hướng của mũi tên hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

Câu 12. Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. kí hiệu.

B. đường chuyển động.

C. chấm điểm.

D. bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

Câu 13. Sự vận chuyển hành khách thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. chấm điểm.

B. đường chuyển động.

C. kí hiệu.

D. bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư, vận chuyển hàng hóa và hành khách,…

Câu 14. Luồng di dân thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. chấm điểm.

C. kí hiệu.

D. bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

Câu 15. Sự vận chuyển hàng hoá thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. kí hiệu.

B. đường chuyển động.

C. chấm điểm.

D. bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư, vận chuyển hàng hóa,…

Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 10 Cánh diều bài 3

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 2: Sử dụng bản đồ sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo con ngốc nghếch
    Heo con ngốc nghếch

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 09:30 25/02
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 09:30 25/02
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘

        Thích Phản hồi 09:30 25/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý 10 Cánh Diều

        Xem thêm