Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 Cánh diều bài 3

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 3: Trái đất - Thuyết kiến tạo mảng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lý 10 Cánh diều.

A. Lý thuyết Địa Lí 10 bài 3

I. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

- Ban đầu, hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời.

- Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời, phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc.

- Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

Mô tả sự hình thành Trái Đất

II. Vỏ Trái Đất - Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

1. Vỏ Trái Đất

- Vị trí: nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Đặc điểm: độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.

2. Vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất

- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. Vỏ Trái Đất có trên 5 000 loại khoáng vật (90 % là nhóm khoáng vật si-li-cat).

- Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất:

+ Đá Mác-na (Gra-nit, ba-dan,...): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất.

+ Đá trầm tích (Đá sét, đá vôi,...): Có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá huỷ từ các loại đá khác nhau.

+ Đá biến chất (Đá gơ-nai, đá hoa,...): Có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các loại đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

Mô phỏng cấu tạo của vỏ Trái Đất

III. Thuyết kiến tạo mảng

1. Đặc điểm

- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

Lược đồ các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển

- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau.

2. Kết quả: Tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...

B. Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 bài 3

Câu 1. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?

A. Đá Sét.

B. Đá Hoa.

C. Đá gơ-nai.

D. Đá ba-dan.

Đáp án: D

Giải thích: Đá mac-ma (gra-nit, ba-dan,...): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất.

Câu 2. Mảng kiến tạo không phải là

A. những bộ phận lớn của đáy đại dương.

B. luôn luôn đứng yên không di chuyển.

C. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.

D. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đúng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh

dẻo này.

Câu 3. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

A. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

B. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

C. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

Đáp án: A

Giải thích: Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau; kết quả là tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...

Câu 4. Các loại đá nào sau đây chiếm phần lớn của vỏ Trái Đất?

A. Đá trầm tích và đá biến chất.

B. Đá ban da và đá trầm tích.

C. Đá mac-ma và đá trầm tích.

D. Đá mac-ma và đá biến chất.

Đáp án: D

Giải thích: Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất, trong đó, khoảng 95% là đá mac-ma và đá biến chất, còn lại là đá trầm tích.

Câu 5. Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn quanh Mặt Trời là

A. Kim tinh.

B. Thủy tinh.

C. Mộc tinh.

D. Hoả tinh.

Đáp án: A

Giải thích: Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn quanh Mặt Trời là Kim tinh.

Câu 6. Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là

A. Trái Đất, Hỏa tinh, Thủy tinh, Kim tinh.

B. Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thủy tinh.

C. Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thủy tinh.

D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Đáp án: D

Giải thích: Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Câu 7. Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất?

A. Thổ tinh.

B. Mộc tinh.

C. Kim tinh.

D. Hỏa tinh.

Đáp án: A

Giải thích: Hành tinh có số vệ tinh nhiều nhất Thổ tinh.

Câu 8. Thành phần nào sau đây chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất Trái Đất?

A. Lớp vỏ lục địa.

B. Nhân Trái Đất.

C. Lớp Manti.

D. Lớp vỏ đại Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Lớp Manti chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất.

Câu 9. Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có

A. đất, nước và không khí.

B. đại dương, lục địa và núi.

C. một số mảng kiến tạo.

D. các loại đá nhất định.

Đáp án: C

Giải thích: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

Câu 10. Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là

A. khoáng vật và đá.

B. khoáng vật và đất.

C. khoáng sản và đất.

D. khoáng sản và đá.

Đáp án: A

Giải thích: Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. Vỏ Trái Đất có trên 5000 loại khoáng vật, trong đó 90% là nhóm khoáng vật si-li-cat.

Câu 11. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?

A. Đá Hoa.

B. Đá vôi.

C. Đá gra-nit.

D. Đá Sét.

Đáp án: C

Giải thích: Đá mac-ma (gra-nit, ba-dan,...): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

A. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.

C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.

Đáp án: B

Giải thích: Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km => Nhận định: Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam là không đúng.

Câu 13. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

A. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.

B. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

D. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.

Đáp án: B

Giải thích: Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới 15km.

Câu 14. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho

A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.

B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.

C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.

D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.

Câu 15. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

A. khí quyển.

B. thạch quyển.

C. thủy quyển.

D. sinh quyển.

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, gọi chung là thạch quyển.

Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 10 Cánh diều bài 4

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 3: Trái đất - Thuyết kiến tạo mảng sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 09:48 25/02
    • Hai lúa
      Hai lúa

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 09:48 25/02
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 09:48 25/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý 10 Cánh Diều

        Xem thêm