Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 Cánh diều bài 30

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lý 10 Cánh diều.

A. Lý thuyết Địa Lí 10 bài 30

I. Phát triển bền vững

1. Khái niệm

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau.

2. Sự cần thiết phải phát triển bền vững

- Về kinh tế: Phát triển kinh tế với mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao trong thời gian ngắn đã dẫn tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, đồng thời cũng tạo ra chất thải nhiều hơn. Hậu quả làm cho môi trường sinh thái dần bị suy giảm.

- Về xã hội: Tình trạng gia tăng dân số quá nhanh, tỉ lệ người nghèo ở một số nước đang phát triển nhiều lên, hiện tượng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phổ biến,...

- Về môi trường: Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, nhiều giống loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

=> Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường sống lành mạnh.

II. Tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh (minh họa)

1. Khái niệm

- Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Theo Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế bền vững với môi trường để thúc đẩy sự phát triển cac-bon thấp và tiến bộ xã hội.

2. Biểu hiện

- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

+ Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Sử dụng năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió

+ Giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất và dịch vụ (vận tải, thương mại).

- Xanh hóa sản xuất (đầu tư phát triển; vốn tự nhiên; ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm)

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

+ Sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, vật liệu thay thế, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao để tăng năng suất lao động, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng khoa học và kĩ thuật nông nghiệp hiện đại để có năng suất và hiệu quả cao.

- Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững

+ Kết hợp lối sống truyền thống đẹp với những tiện nghi văn minh, hiện đại.

+ Đô thị hóa bền vững gồm xử lí rác thải, chất thải; duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn.

- Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

+ Áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác tiến bộ nhằm duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận.

+ Giảm dần các yếu tố tác động tiêu cực và phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái như: đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.

+ Giảm ô nhiễm và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn.

- Tăng trưởng xanh trong lối sống

+ Tiết kiệm nước.

+ Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

+ Tiết kiệm năng lượng trong nhà.

+ Không sử dụng túi ni-lông và đồ dùng một lần.

- Tăng trưởng xanh trong công nghiệp

+ Sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

+ Đổi mới trang thiết bị kĩ thuật làm tăng năng suất lao động; chế tạo, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

+ Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

B. Trắc nghiệm Địa Lí 10 bài 30

Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi giải quyết vấn đề môi trường?

A. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường.

B. Kiểm soát môi trường nhờ các tiến bộ về khoa học.

C. Tôn trọng quyền tự quyết xả thải của các quốc gia.

D. Đảm bảo hòa bình, công bằng giữa các quốc gia.

Đáp án: C

Giải thích: Giải quyết các vấn đề về môi trường cần đảm bảo hòa bình, công bằng giữa các quốc gia trên thế giới; Kiểm soát môi trường nhờ các tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Đồng thời, thực hiện tốt các công ước quốc tế về môi trường.

Câu 2. Đóng góp nhiều nhất vào việc phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là các nước phát triển nhất trên thế giới về

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. giao thông.

D. dịch vụ.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ở cả các nước phát triển và đang phát triển (đang trong quá trình công nghiệp hóa) đã xả thải ra môi trường lượng khí CO2 rất lớn, gây hiệu ứng nhà kính và nhiều hệ lụy về môi trường.

Câu 3. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở nhiều nước đang phát triển tại Trung Á, châu Phi, Mĩ La-tinh là

A. khoáng sản.

B. lâm sản.

C. máy móc.

D. thuỷ sản.

Đáp án: A

Giải thích: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở nhiều nước đang phát triển tại Trung Á, châu Phi, Mĩ La-tinh là khoáng sản.

Câu 4. Biểu hiện của tăng trưởng xanh không phải là

A. giảm thiểu sử dụng năng lượng tái tạo.

B. giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

C. xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững.

D. xanh hoá trong hoạt động sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Biểu hiện của tăng trưởng xanh: Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; Xanh hoá sản xuất (Đầu tư phát triển vốn tự nhiên; Ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm); Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững.

Câu 5. Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do

A. xây dựng nhiều thủy điện.

B. đẩy mạnh khai khoáng.

C. việc khai thác quá mức.

D. sự tàn phá của chiến tranh.

Đáp án: C

Giải thích: Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do việc khai thác quá mức, không có kế hoạch, nạn lâm tặc, khai thác trộm,....

Câu 6. Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là

A. ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.

B. đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

C. áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

D. tăng cường dùng năng lượng tái tạo.

Đáp án: B

Giải thích: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh; tạo lập văn hoá tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới. Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng; có hành vi thiết thực bảo vệ môi trường.

Câu 7. Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện

A. toàn thế giới.

B. từng châu lục.

C. các nước đang phát triển.

D. các nước kinh tế phát triển.

Đáp án: A

Giải thích: Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện toàn thế giới vì mỗi thành phần trong tự nhiên thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần tự nhiên khác hay địa phương/khu vực này bị ảnh hưởng sẽ làm ảnh hưởng đến địa phương/khu vực khác.

Câu 8. Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh

A. vật chất, y tế, an ninh.

B. kinh tế, giáo dục, an ninh.

C. vật chất, tinh thần, môi trường.

D. thu nhập, giáo dục, sức khỏe.

Đáp án: C

Giải thích: Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh vật chất, tinh thần và môi trường.

Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển?

A. Nông nghiệp quảng canh.

B. Xuất khẩu các khoáng sản.

C. Đốn rừng trên quy mô lớn.

D. Phát rừng trồng đồng cỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển là do việc khai thác đất trồng theo hướng quảng canh -> Không được cải tạo, bổ sung chất dinh dưỡng -> Làm cho đất bạc màu, suy thoái nhanh và nghèo dinh dưỡng.

Câu 10. Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện

A. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.

B. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.

C. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.

D. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.

Đáp án: D

Giải thích: Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

Câu 11. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là giảm cường độ phát thải khí nhà kính

A. trên GDP ít nhất 25% so với năm 2014.

B. trên GDP ít nhất 10% so với năm 2014.

C. trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014.

D. trên GDP ít nhất 20% so với năm 2014.

Đáp án: C

Giải thích: Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15%, đến năm 2050 giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

Câu 12. Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống không phải là

A. sử dụng xe công cộng.

B. tiết kiệm năng lượng.

C. đổ chất thải vào nước.

D. tái sử dụng nhiều đồ.

Đáp án: C

Giải thích: Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng; có hành vi thiết thực bảo vệ môi trường.

Câu 13. Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về

A. ô nhiễm và suy thoái môi trường.

B. giải quyết một phần về việc làm.

C. cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

Đáp án: A

Giải thích:

Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Câu 14. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?

A. Giàu có về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nạn đói, sức ép dân số, gánh nặng nợ nước ngoài.

C. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

D. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng là do các nước này có nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu nước nghèo nên thiếu vốn, công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên. Đồng thời, ở đây cũng chịu ảnh hưởng nạn đói, sức ép lớn từ dân số đông, nợ nước ngoài và hậu quả của chiến tranh lâu dài.

Câu 15. Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển?

A. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng quy mô lớn.

B. Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài.

C. Phát quang rừng làm đồng cỏ và tập trung tự túc lương thực.

D. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích: Ở các nước đang phát triển có nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu nước nghèo nên thiếu vốn, công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên. Đồng thời, ở đây cũng chịu ảnh hưởng nạn đói, sức ép lớn từ dân số đông, nợ nước ngoài và hậu quả của chiến tranh lâu dài -> Những biện pháp cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển là việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chồn
    Chồn

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 09:30 27/02
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 09:30 27/02
      • Ma Kết
        Ma Kết

        🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

        Thích Phản hồi 09:30 27/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý 10 Cánh Diều

        Xem thêm