Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 Cánh diều bài 4

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lý 10 Cánh diều.

A. Lý thuyết Địa Lí 10 bài 4

I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh vũ trụ của Trái Đất

Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày và đêm.

- Đặc điểm

+ Chiều tự quay: từ Tây sang Đông.

+ Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66o33’.

+ Chu kì tự quay hết một vòng là 24 giờ (1 ngày đêm).

Chuyển động tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất

II. Giờ trên Trái Đất

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.

III. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

1. Các mùa trong năm

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Đặc điểm về mùa:

+ Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm.

+ Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt.

+ Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

Sơ đồ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa tính theo dương lịch ở bán cầu Bắc

2. Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

Độ dài ngày đêm ở các vĩ độ vào ngày 22-6 và ngày 22-12

B. Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 bài 4

Câu 1. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. toàn ngày hoặc đêm.

B. đêm dài hơn ngày.

C. ngày đêm bằng nhau.

D. ngày dài hơn đêm.

Đáp án: D

Giải thích: Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có ngày dài hơn đêm do thời kì này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt cao hơn (ngày dài, đêm ngắn).

Câu 2. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày

A. 22/6.

B. 23/9.

C. 21/3.

D. 22/12.

Đáp án: D

Giải thích: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/6; Còn mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/12.

Câu 3. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. ngày đêm bằng nhau.

B. đêm dài hơn ngày.

C. ngày dài hơn đêm.

D. toàn ngày hoặc đêm.

Đáp án: B

Giải thích: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có ngày ngắn hơn đêm (đêm dài, ngày ngắn) do thời kì này bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt ít hơn.

Câu 4. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày

A. 22/12.

B. 21/3.

C. 22/6.

D. 23/9.

Đáp án: C

Giải thích: Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/6; Còn mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/12.

Câu 5. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?

A. Chí tuyến Nam.

B. Vòng cực.

C. Chí tuyến Bắc.

D. Xích đạo.

Đáp án: B

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 6. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Vòng cực.

B. Xích đạo.

C. Chí tuyến.

D. Cực.

Đáp án: B

Giải thích: Xích đạo là khu vực trên Trái Đất nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt cao quanh năm. Đồng thời, đây cũng là khu vực có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?

A. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.

B. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.

D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

Đáp án: C

Giải thích:

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.

- Hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 8. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

A. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

B. khác nhau giữa các mùa trong một năm.

C. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

D. lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Đáp án: B

Giải thích:

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.

- Hiện tượng mùa là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời.

B. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau.

C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Đáp án: D

Giải thích: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 10. Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào

A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.

B. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.

C. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.

Đáp án: A

Giải thích: Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

Câu 11. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?

A. Chí tuyến Nam.

B. Chí tuyến Bắc.

C. Vòng cực.

D. Xích đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 12. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn ngày?

A. Từ vòng cực đến cực.

B. Từ cực đến chí tuyến.

C. Từ chí tuyến đến vòng cực.

D. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

Đáp án: A

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 13. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn đêm?

A. Cực.

B. Vòng cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Đáp án: A

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 14. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Xích đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Câu 15. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn đêm?

A. Từ vòng cực đến cực.

B. Từ cực đến chí tuyến.

C. Từ chí tuyến đến vòng cực.

D. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

Đáp án: A

Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 10 Cánh diều bài 5

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu chó
    Gấu chó

    😌😌😌😌😌😌😌

    Thích Phản hồi 10:04 25/02
    • Hươu Con
      Hươu Con

      😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 10:04 25/02
      • Kẻ cướp trái tim tôi
        Kẻ cướp trái tim tôi

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 10:05 25/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý 10 Cánh Diều

        Xem thêm