Lý thuyết Hóa học 12 bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa học 12 bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
1. Vị trí của kim loại trong Bảng tuần hoàn
- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA, IIIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)
- Họ lantan và actini.
2. Cấu tạo của kim loại
a. Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
Ví dụ: Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1
Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Ví dụ: 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl
0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099
b. Cấu tạo tinh thể
Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
Tinh thể kim loại có 3 loại mạng tinh thể sau:
- Lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al...
- Lập phương tâm khối: Li, Na, K,...
- Lục phương: Be, Mg, Zn...
3. Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do có sự tham gia của các electron tự do.
4. Bài tập minh họa
Cation M+ mất đi 1electron nên khi trung hòa về điện tích ta có cấu hình của M là: 1s22s22p63s1. Vậy tổng số electron là 11, suy ra kim loại M là Natri.
Bài 2: A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. A, B, C là các nguyên tố nào?Cấu hình electron của A, B, C có dạng: \([Ar]3d^a4s^a4p^b\)
Do tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B, C = 4 nên phải có hai nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng 4s1 và một nguyên tố còn lại 4s2
Vì B có tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 8 nên B có cấu hình: \([Ar]3d^64s^ 2\)
\(Vậy A là: [Ar]3d^54s^ 1 và C là: [Ar]3d^104s^ 1 \rightarrow A: \ _{24}Cr; \ B: \ _{26}Fe; \ C: \ _{29}Cu\)
Bài 3: Trong mạng tinh thể kim loại có những thành phần nào? Có mấy loại mạng tinh thể. Lấy ví dụ.Trong mạng tinh thể kim loại có các ion dương kim loại và các electron tự do.
Có 3 loại mạng tinh thể là
+ Lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al...
+ Lập phương tâm khối: Li, Na, K,...
+ Lục phương: Be, Mg, Zn...
--------------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Hóa học 12 bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn: Toán 12, Vật lý 12, Giải bài tập Toán 12, Giải bài tập Hóa 12,...