Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 10 Cánh diều bài 12

Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 sách CD.

A. Lý thuyết Lịch sử 10 bài 12

1. Cơ sở hình thành

1.1. Điều kiện tự nhiên

- Nét chính về điều kiện tự nhiên:

+ Phạm vi: lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

+ Vị trí địa lí: phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển.

+ Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; có nhiều dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

+ Địa hình: có nhiều vùng đồng bằng màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...)

- Tác động:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác

+ Thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cư dân

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt

1.2. Cơ sở xã hội

- Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì

+ Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

- Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

2. Những thành tựu tiêu biểu

2.1. Đời sống vật chất

- Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thủy sản (cá, tôm, cua,...)

Làm bánh chưng, bánh giày (minh họa)

- Về trang phục:

+ Ngày thường: nam giới đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và đều đi chân đất.

+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...

- Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

2.2. Đời sống tinh thần

- Người Việt cổ có trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, thể hiện qua: nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm đồ gốm; hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm.

- Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cổng, chuông, các hoạt động hát múa….

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái các lực lượng tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông..);

+ Thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh…

+ Thực hành lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

- Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, đấu vật.

- Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,...

Người Việt cổ thích ca múa trong dịp lễ hội (minh họa)

2.3. Tổ chức xã hội và nhà nước

a. Tổ chức xã hội:

- Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiềng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

- Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

b. Tổ chức nhà nước:

- Thời Văn Lang:

+ Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

+ Tổ chức nhà nước đơn giản: đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

- Thời Âu Lạc:

+ Kinh đô đặt ở Phong Khê (Hà Nội)

+ Bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang.

+ Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.

+ Nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với nước Văn Lang, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 12

Câu 1. Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục như thế nào?

A. Mặc áo ngắn, đóng khố, đi guốc mộc.

B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc.

C. Đóng khố, để mình trần, đi chân đất.

D. Đóng khố, đi dép làm từ mo cau.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ đóng khố, để mình trần, đi chân đất.

Câu 2. Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là

A. nhà tranh vách đất.

B. nhà mái bằng xây từ gạch.

C. nhà trệt xây từ gạch.

D. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?

A. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ.

B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.

C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,…

D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

- Hoạt động kinh tế chính của cư dân Việt cổ là nông nghiệp trồng lúa nước

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng của người Việt cổ?

A. Thờ Thiên Chúa.

B. Thờ các vị thần tự nhiên.

C. Thờ cúng tổ tiên.

D. Thờ các vị thủ lĩnh.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Các tín ngưỡng của người Việt cổ gồm: Thờ các vị thần tự nhiên (thần Mặt Trời, thần núi, thần sông,…), thờ cúng tổ tiên, thủ lĩnh; thực hành các lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

Câu 5. Người Việt cổ không có phong tục nào dưới đây?

A. Ăn trầu.

B. Xăm mình.

C. Làm bánh chưng, bánh dày.

D. Lì xì cho trẻ em vào dịp Tết.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Lì xì cho trẻ em vào dịp Tết là phong tục có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam

Câu 6. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay).

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển.

B. Có nhiều sông lớn, đồng bằng màu mỡ.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

- Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

+ Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển là những yếu tố vị trí địa lí thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác.

+ Các dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã…) đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi, bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng.

+ Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...) là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt

Câu 8. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới đây?

A. Văn hóa Óc Eo.

B. Văn hóa Đông Sơn.

C. Văn hóa Sa Huỳnh.

D. Văn hóa Hòa Bình.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn có tên gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc.

Câu 9. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là

A. văn minh Đại Việt.

B. văn minh sông Mã.

C. văn minh Việt Nam.

D. văn minh sông Hồng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn có tên gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Xã hội phân hóa thành 2 tầng lớp: chủ nô và nô lệ.

B. Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

C. Nông dân tự do chiếm đại đa số dân cư.

D. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

Câu 11. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ III TCN.

C. Thế kỉ I.

D. Thế kỉ V.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 12. Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại đâu?

A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 13. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

A. Đứng đầu đất nước là Vua Hùng.

B. Lạc tướng đứng đầu các bộ.

C. Cả nước được chia làm 30 bộ.

D. Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Thời Văn Lang, cả nước được chia làm 15 bộ do các Lạc tướng đứng đầu.

Câu 14. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ III TCN.

C. Thế kỉ I.

D. Thế kỉ V.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ III TCN, kinh đô đặt tại Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Câu 15. Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được đặt tại đâu?

A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ III TCN, kinh đô đặt tại Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Câu 16. Nội dung nào sau đây mô tả không đúng về nhà nước Âu Lạc?

A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.

C. Lãnh thổ thu hẹp hơn so với Văn Lang.

D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Lãnh thổ của Âu lạc mở rộng hơn so với thời Văn Lang (hòa hợp và thống nhất giữa vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt).

Câu 17. Nội dung nào sau đây mô tả đúng về nhà nước Văn Lang?

A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.

C. Chưa có quân đội và chữ viết.

D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Nhà nước Văn Lang chưa có chữ viết và quân đội. Khi đất nước có chiến tranh, nhà vua huy động thanh niên từ các chiềng, chạ tham gia chiến đấu.

Câu 18. Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các chiềng, chạ là

A. Quan Lang.

B. Lạc hầu.

C. Lạc tướng.

D. Bồ chính.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các chiềng, chạ là bồ chính.

Câu 19. Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các bộ là

A. Quan Lang.

B. Lạc hầu.

C. Lạc tướng.

D. Bồ chính.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các bộ là Lạc tướng.

Câu 20. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau?

Vua nào công đức lưu danh,

Dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa?

A. An Dương Vương.

B. Hùng vương.

C. Lý Nam Đế.

D. Triệu Việt Vương.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Câu đố trên đề cập đến An Dương Vương

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 10 Cánh diều bài 13

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch sử lớp 10, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đen2017
    Đen2017

    😚😚😚😚😚😚😚

    Thích Phản hồi 19:11 23/02
    • Sunny
      Sunny

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 19:11 23/02
      • Đậu Phộng
        Đậu Phộng

        😎😎😎😎😎😎😎😎

        Thích Phản hồi 19:11 23/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 10 Cánh Diều

        Xem thêm