Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 10 Cánh diều bài 8

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 10.

A. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 8

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

1.1. Bối cảnh lịch sử

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian: cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, bắt đầu từ nước Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước Âu - Mĩ…

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh:

+ Tác động từ các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) đã thúc đẩy kinh tế công - thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, họ buộc phải tới làm thuê tại các nhà máy, công xưởng…

+ Những cải tiến, tiến bộ về kĩ thuật trong các công trường thủ công.

1.2. Những thành tựu cơ bản

- 1769, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đơn hướng. Đến năm 1782, ông chế tạo thành công chiếc máy hơi nước song hướng. Sau khi ra đời, máy hơi nước của Giêm Oát nhanh chóng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Máy hơi nước

- Động cơ đốt trong ra đời, tiêu biểu là các phát minh của: Giôn Bác-bơ (năm 1791), Thô-mát Mít (1794), Giôn Ste-phen (1789)… Động cơ đốt trong nhanh chóng thúc đẩy cơ giới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

- Đầu thế kỉ XX, xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời. Tiêu biểu là: đầu màu xe lửa do Xti-phen-xơn chế tạo (năm 1814); tàu thủy Phơn-tơn..

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

2.1. Bối cảnh lịch sử

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở: Mỹ, Anh, Pháp, Đức… vào nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh:

+ Tiền đề từ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

+ Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao

2.2. Những thành tựu cơ bản

- Thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp:

+ Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789 - 1854) người Đức, Mai-cơn Pha-ra-đây (1791 - 1867) người Anh, Giêm Pre-xcốt Giun (1818 - 1889) người Anh, E.K.Len-xơ (1804 - 1865) người Nga,...

+ Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện

Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn

+ Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.

+ Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.

+ Công nghiệp hoá học ra đời

- Thành tựu trong lĩnh vực thông tin liên lạc: phát minh ra máy điện tín

- Thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải:

+ Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay

+ Dầu đi-e-zen trở thành nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.

Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới

3. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

3.1. Ý nghĩa

- Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

3.2. Tác động

a. Đối với xã hội

- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.

- Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản (minh họa)

- Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,...

b. Đối với văn hóa

- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu

- Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người

- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 8

Câu 1. Máy hơi nước là phát minh của ai?

A. Giêm Oát.

B. Thô-mát Mít.

C. Giôn Bác-lơ.

D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Năm 1769, Giêm Oát đã chế tạo thành công máy hơi nước đơn hướng. Đến năm 1782, ông chế tạo thành công máy hơi nước song hướng.

Câu 2. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Động cơ hơi nước.

B. Động cơ điện.

C. Đầu máy xe lửa.

D. Máy kéo sợi Gien-ni.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Động cơ điện là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Câu 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.

B. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.

C. Bùng nổ dân số thế giới, vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.

D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề

+ Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

B. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.

C. Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.

D. Quá trình toàn cầu hóa đem lại thời cơ cho các nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề

+ Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.

Câu 5. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.

B. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.

C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.

D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

+ Phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) tác động thúc đẩy kinh tế công, thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.

+ Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.

B. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.

C. Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công.

D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn độc quyền.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

+ Phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) tác động thúc đẩy kinh tế công, thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.

+ Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công

Câu 8. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Câu 9. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi đầu tại quốc gia nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi đầu tại Anh.

Câu 10. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là động cơ hơi nước.

Câu 11. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 12. Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

B. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

C. Ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất.

D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

Câu 13. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là động cơ điện.

Câu 14. Bóng đèn điện là phát minh của ai?

A. Giêm Oát.

B. Thô-mát Mít.

C. Giôn Bác-lơ.

D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện.

Câu 15. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Động điện.

B. Máy kéo sợi Gien-ni.

C. Ô tô, máy bay.

D. Máy điện tín.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Máy kéo sợi Gien-ni là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Câu 16. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

A. Tăng năng suất lao động, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.

B. Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.

C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh hậu công nghiệp.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:

+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

B. Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, giao thông vận tải.

C. Tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

D. Đưa con người bước sang nền văn minh thông tin.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:

+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?

A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.

B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.

C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.

D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

- Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với xã hội

+ Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.

+ Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

+ Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,...

Câu 19. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa?

A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.

B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.

C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.

D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

- Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với văn hóa:

+ Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu

+ Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian

+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người

+ Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp

Câu 20. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thời cận đại?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Tháp Ép-phen.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tháp Ép-phen (Pháp) được khánh thành vào ngày 31-3-1889 sau 21 tháng xây dựng. Tháp nặng 7000 tấn, cao 300 mét, được làm từ 18000 thanh thép nối với nhau bởi 2,5 triệu chiếc đinh tán. Tháp Ép-phen là một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp nói chung và Pa-ri nói riêng.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 10 Cánh diều bài 9

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch sử lớp 10, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đen2017
    Đen2017

    😎😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 16:54 23/02
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 16:54 23/02
      • Su kem
        Su kem

        😘😘😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 16:55 23/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 10 Cánh Diều

        Xem thêm