Lý thuyết Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 1
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 1: Lịch sử và cuộc sống bao gồm lý thuyết, trắc nghiệm trong nội dung chương trình học môn Lịch sử 6 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập
Bài: Lịch sử và cuộc sống
A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 1
1. Lịch sử là gì?
- Lịch Sử là tất cả những gì đã xảy ra. Lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ
- Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến ngày nay.
2. Vì sao phải học lịch sử?
- Giúp ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- Đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ hiện tại và tương lai.
B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 1
Câu 1. Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là
A. con người.
B. Chúa Giê-su.
C. Đức Phật.
D. Thánh Ala.
Đáp án: D.
Lời giải: Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ (SGK – trang 11). Do đó, chủ thể sáng tạo ra lịch sử là con người.
Câu 2. Tác giả của câu nói nổi tiếng “Lịch Sử là thầy dạy của cuộc sống” là ai?
A. Đê-mô-crit.
B. Hê-ra-crit.
C. Xanh-xi-mông.
D. Xi-xê-rông.
Đáp án: D.
Lời giải: Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xê-rông đã nói: Lịch Sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Câu 3: Nhà chính trị nổi tiếng La Mã cổ đại Xi-xê-rông đã nói: “Lịch Sử là thầy dạy của cuộc sống”. Câu nói nói có ý nghĩa như thế nào?
A. Lịch Sử giúp ta đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho hiện tại.
B. Lịch Sử chỉ có ý nghĩa với cuộc sống con người ở quá khứ.
C. Lịch Sử giúp cuộc sống con người giàu có lên nhanh chóng.
D. Tìm hiểu lịch sử giúp con người có thể thâu tóm toàn bộ tri thức trong cuộc sống.
Đáp án: A.
Lời giải: Câu nói “Lịch Sử là thầy dạy của cuộc sống” đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc học Lịch Sử. Tìm hiểu về bức tranh lịch sử sinh động con người có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại trong quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống tương lai. Giá trị của Lịch Sử không phải nhất thời mà đó là giá trị bền vững, lâu dài
Câu 4. Xi-xê-rông là nhà chính trị nổi tiếng của quốc gia cổ đại nào dưới đây?
A. Ấn Độ cổ đại.
B. La Mã cổ đại.
C. Hy Lạp cổ đại.
D. Trung Quốc cổ đại.
Đáp án: B.
Lời giải: Xi-xê-rông là nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại. Ông cũng là tác giả của câu nói nổi tiếng “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Câu 5. Học lịch sử giúp em tìm hiểu về
A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
B. sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
D. sự biến đổi của môi trường, khí hậu qua thời gian.
Đáp án: A.
Lời giải: Học lịch sử giúp em tìm hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
Câu 6. Lịch Sử được hiểu là tất cả những gì
A. đã xảy ra trong quá khứ.
B. sẽ xảy ra trong tương lai.
C. đang diễn ra ở hiện tại.
D. đã và đang diễn ra trong đời sống.
Đáp án: D.
Lời giải: Lịch Sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. (SGK Lịch Sử 6- Trang 9).
Câu 7. Hình ảnh sau đây giúp em hiểu biết về về điều gì?
A. Đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.
B. Sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
C. Sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử theo thời gian.
D. Lịch Sử xuất hiện và phát triển của máy tính điện tử.
Đáp án: D.
Lời giải: Máy tính điện tử cũng như mọi vật xung quanh chúng ta, cả con người và xã hội loài người đều biến đổi theo thời gian. Sự thay đổi đó chính là lịch sử. (SGK Lịch Sử 6- Trang 9).
Câu 8. Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là môn học tìm hiểu về
A. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
B. những chuyện cổ tích do người xưa kể lại.
C. sự biến đổi của khí hậu qua thời gian.
D. quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.
Đáp án: D.
Lời giải: Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến ngày nay. (SGK Lịch Sử 6- Trang 9).
Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Biết được chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
B. Biết được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.
C. Biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực.
D. Đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại.
Đáp án: A.
Lời giải: Môn lịch sử chỉ nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến ngày nay.
Câu 10. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?
A. Sử học.
B. Khảo cổ học.
C. Việt Nam học.
D. Cơ sở văn hóa.
Đáp án: D.
Lời giải: Lịch Sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến ngày nay. (SGK Lịch Sử 6- Trang 9).
Câu 11. Học lịch sử giúp em tìm hiểu về
A. chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
B. sự biến đổi của môi trường, khí hậu qua thời gian.
C. cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ…
D. sự sinh trưởng của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Đáp án: C.
Lời giải: Học lịch sử giúp em tìm hiểu về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ…
Câu 12. Ý nào sau đây không thuộc về lịch sử?
A. Các cuộc chiến tranh thế giới.
B. Sự hình thành các nền văn minh.
C. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.
D. Hoạt động của một vương triều.
Đáp án: C.
Lời giải: Lịch Sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Câu 13. Câu nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là của ai?
A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
D. Tổng Bí thư Trần Phú.
Đáp án: B.
Lời giải: “Ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng (Phú Thọ), Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ: “Hôm nay…giữ lấy nước”.
Câu 14. Ai là tác giả của 2 câu thơ sau:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
A. Trường Chinh.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Hồ Chí Minh.
D. Phạm Văn Đồng.
Đáp án: C.
Lời giải: “Dân ta phải biết sử ta/ cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là 2 câu thơ mở đầu trong bài thơ “Lịch Sử nước ta” do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác.
Câu 15. Ngày 19 – 9 – 1954, Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc…Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy cho biết: Đền Hùng thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Nghệ An.
B. Phú Thọ.
C. Hà Nội.
D. Cao Bằng.
Đáp án: B.
Lời giải: Phần kết nối với ngày nay (SGK trang 10): “Ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng (Phú Thọ), Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ: “Hôm nay…giữ lấy nước”.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 2
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 6 KNTT trên VnDoc để học tốt Lịch sử 6 hơn. Ngoài ra các Đề thi học kì 1, Đề thi giữa kì 1 lớp 6 cũng là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới đạt kết quả cao.