Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 2

Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử bao gồm lý thuyết, trắc nghiệm trong nội dung chương trình học môn Lịch sử 6 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 2

1. Tư liệu hiện vật

- Khái niệm: tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

- Ý nghĩa: cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống của người xưa.

2. Tư liệu chữ viết

- Khái niệm: tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ…

- Ý nghĩa: ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

3. Tư liệu truyền miệng

- Khái niệm: tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.

- Ý nghĩa: tuy không cho biết chính xác thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

4. Tư liệu gốc

- Khái niệm: tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

- Ý nghĩa: đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 2

Câu 1. Các truyền thuyết như: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh… thuộc loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Tư liệu gốc.

Đáp án: A.

Lời giải: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác gọi là tư liệu truyền miệng (SGK Lịch Sử 6 – Trang 13).

Câu 2. Các tác phẩm như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư… thuộc loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu gốc.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Tư liệu truyền miệng.

Đáp án: C.

Lời giải: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. (SGK Lịch Sử 6 – trang 12).

Câu 3. Ưu điểm nổi bật của tư liệu hiện vật là

A. mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

B. cho biết toàn cảnh các sự kiện đã xảy ra.

C. không cho biết thời gian xảy ra sự kiện.

D. phản ánh khá cụ thể và trung thực về đời sống của người xưa.

Đáp án: D.

Lời giải: Tuy chỉ là những hiện vật, nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. (SGK Lịch Sử 6 – Trang 11).

Câu 4. Điểm hạn chế của tư liệu chữ viết là gì?

A. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.

B. Thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

C. Là những tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu và khai thác.

D. Không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử.

Đáp án: B.

Lời giải: Điểm hạn chế của tư liệu chữ viết là chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quan điểm thế giới quan của tác giả tư liệu, đôi khi làm mất đi tính trung thực khách quan khi phản ánh hiện thực lịch sử. Vì vậy, khi sử dụng các tư liệu chữ viết phải rất thận trọng, phải biết phê phán, xác minh tư liệu để tìm ra hiện thực khách quan trong đó.

Câu 5. Điểm hạn chế của tư liệu truyền miệng là gì?

A. Phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

B. Là những tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.

C. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.

D. Nội dung có thể bị thêm, bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường.

Đáp án: D.

Lời giải: Các tư liệu truyền miệng thường không cho biết chính xác thời gian, địa điểm, nội dung cũng có thể bị thêm bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường. Mở đầu các câu chuyện bao giờ cũng có cụm từ “Ngày xửa, ngày xưa…”, “Ở một nơi nào đó”…Chính vì thế khi khai thác các loại tư liệu truyền miệng này, nhà nghiên cứu phải biết bóc tách “lớp vỏ” huyền thoại và “lớp bụi” thời gian bao bọc bên ngoài để tìm ra cái cốt lõi.

Câu 6. Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. di tích, đồ vật… của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Đáp án: D.

Lời giải: Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật…của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. (SGK Lịch Sử 6- trang 11).

Câu 7.Tư liệu chữ viết là

A. những câu chuyện cổ tích do người xưa tưởng tượng ra.

B. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

D. những bản ghi; sách được in,…từ quá khứ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Đáp án: D.

Lời giải: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. (SGK Lịch Sử 6 – trang 12).

Câu 8. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

B. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

C. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai.

D. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

Đáp án: C.

Lời giải: Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt Nam xa xưa.

Câu 9. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.

Đáp án: D.

Lời giải: Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) là những bia đá ghi tên tuổi, năm thi đỗ của người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 – 1779). Qua đó các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như nền giáo dục nước ta thời kì đó.

Câu 10. Tư liệu truyền miệng bao gồm

A. những câu chuyện thần thoại được truyền từ đời này qua đời khác.

B. những di tích, đồ vật do người người xưa để lại.

C. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

D. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

Đáp án: A.

Lời giải: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác gọi là tư liệu truyền miệng (SGK Lịch Sử 6 – Trang 13).

Câu 11. Nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử là gì?

A. Những loại tư liệu gốc (hiện vật,…).

B. Những phán đoán của các nhà sử học.

C. Phim khoa học viễn tưởng.

D. Tư liệu truyền miệng.

Đáp án: A.

Lời giải: Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử. (SGK Lịch Sử 6 – trang 13).

Câu 12. Đâu là thông tin không chính xác về tư liệu gốc?

A. Cung cấp những thông tin đầu tiên về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

B. Cung cấp những thông tin trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

D. Là những câu chuyện do người xưa tưởng tượng ra.

Đáp án: A.

Lời giải: Tư liệu gốc thường chỉ cung cấp những thông tin một mặt, một khía cạnh nào đó của sự kiện mà không cho ta biết toàn cảnh các sự kiện đã xảy ra.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không thuộc loại hình tư liệu truyền miệng?

A. Ca dao, dân ca về lịch sử.

B. Truyền thuyết lịch sử.

C. Truyện thần thoại về lịch sử.

D. Bản chép tay của nhân chứng lịch sử.

Đáp án: D.

Lời giải: Bản chép tay của nhân chứng lịch sử thuộc tư liệu viết.

Câu 14. Các em hãy quan sát bản viết tay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh” năm 1946. Hãy cho biết, đây thuộc loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu ghi âm.

D. Tư liệu ghi hình.

Đáp án: B.

Lời giải: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. (SGK Lịch Sử 6 – trang 12).

Câu 15. Các em hãy quan sát 2 hình ảnh sau và cho biết đây thuộc loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Tư liệu ghi âm.

Đáp án: C.

Lời giải: Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật…của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. (SGK Lịch Sử 6- trang 11). Nền móng nhà, lỗ chân cột gỗ, gạch, ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung…được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long đều là những tư liệu hiện vật quý giá, là minh chứng sinh động cho bề dày lịch sử - văn hóa của Hoàng thành Thăng Long.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 3

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 6 KNTT trên VnDoc để học tốt Lịch sử 6 hơn. Ngoài ra các Đề thi học kì 1, Đề thi giữa kì 1 lớp 6 cũng là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 30/12/23
    • Mít Xù
      Mít Xù

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 30/12/23
      • Củ Đậu
        Củ Đậu

        😊😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 30/12/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 6 Kết nối

        Xem thêm