Lý thuyết Tin học 7 Cánh diều bài 2
Với nội dung bài Lý thuyết Tin học lớp 7 bài 2: Làm quen với trang tính sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 7.
Bài: Làm quen với trang tính
A. Lý thuyết Tin học 7 bài 2
1. Số tính, trang tính và một số thành phần cơ bản
- Sổ tính là một tệp của chương trình bảng tính điện tử, gồm nhiều trang tính.
Hình 2.1: Một trang tính của phần mềm bảng tính Excel
Nháy đúp chuột vào chữ Sheet, con trỏ soạn thảo xuất hiện và nhập kí tự để đổi tên trang tính.
Nháy chuột vào dấu “+”, một trang tính được thêm vào sổ tính.
- Trang tính là một lưới kẻ ô gồm các hàng và các cột.
+ Các cột được xếp thứ tự theo chữ cái A, B, C, … các chữ này đồng thời là tên cột.
+ Các hàng được xếp thứ tự 1, 2, 3, … các số này đồng thời là tên hàng.
+ Mỗi ô là giao của một cột với một hàng.
Ví dụ: ô A3, B5, C1, …
2. Thao tác với hàng và cột
Điều chỉnh độ rộng cột
- Trỏ chuột vào vạch phân chia chia giữa ô tên cột, chuột sẽ có hình mũi tên về hai phía.
- Kéo thả chuột để điều chỉnh độ rộng cột.
Điều chỉnh độ cao hàng
- Trỏ chuột vào vạch phân chia giữa hai ô tên hàng, chuột sẽ có hình mũi tên về hai phía.
- Kéo thả chuột để điều chỉnh độ cao hàng.
Chèn thêm cột trống
Chọn một cột và thao tác như sau:
Trong dải lệnh Home, nháy chuột vào lệnh Insert trong nhóm lệnh Cells.
Hình 2.2: Nhóm lệnh Cells.
Một cột mới sẽ được thêm vào phía trái cột đã chọn.
Chèn thêm hàng trống
Chọn hàng và thao tác tương tự như với cột.
Một hàng mới sẽ được chèn thêm vào phía trên hàng đã chọn.
Xóa toàn bộ cột, toàn bộ hàng
Làm tương tự như thao tác chèn, nhưng chọn Delete thay cho Insert.
3. Nhập, sửa và xóa dữ liệu
Nhập dữ liệu
- Chọn ô sẽ nhập dữ liệu, gõ nội dung cần nhập từ bàn phím. Dữ liệu số thì được căn theo biên phải, còn văn bản thì căn theo biên trái.
Một số cách chuyển sang ô khác nhau như sau:
- Nhấn phím Enter để chuyển xuống ô kề bên dưới trong cùng cột đó.
- Nhấn phím Tab để chuyển sang ô kề bên phải cùng hàng.
- Nháy chuột vào ô tiếp theo muốn nhập nội dung.
- Sử dụng các phím mũi tên .
Sửa dữ liệu nhập sai
Sửa dữ liệu khác với nhập dữ liệu mới, trong ô có sẵn dữ liệu cũ, có thể cần giữ lại một phần.
Bước 1. Đưa con trỏ soạn thảo vào ô cần sửa dữ liệu: nháy đúp chuột hoặc chọn ô rồi nhấn F2 Dữ liệu cũ vẫn còn, con trỏ soạn thảo nhấp nháy ở trong ô dữ liệu cần sửa.
Bước 2. Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí sai; sửa lại chỗ sai.
Xóa dữ liệu: Chọn ô có dữ liệu muốn xóa và nhấn phím Delete hoặc phím Backspace.
B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 bài 2
Câu 1. Để chuyển xuống ô kề bên dưới trong cùng cột đó ta nhấn phím:
A. Tab
B. Backspace
C. Enter
D. End
Đáp án đúng là: C
Để chuyển xuống ô kề bên dưới trong cùng cột đó ta nhấn phím Enter.
Câu 2. Để chuyển sang ô kề bên phải trong cùng hàng đó ta nhấn phím:
A. Tab
B. Backspace
C. Enter
D. End
Đáp án đúng là: A
Để chuyển sang ô kề bên phải trong cùng hàng đó ta nhấn phím Tab
Câu 3. Trên trang tính, để chọn cột C ta thực hiện thao tác nào nhanh nhất?
A. Nháy chuột lên ô C1 và kéo đến hết cột C.
B. Nháy chuột cột B và kéo qua cột C.
C. Nháy chuột lên tên hàng C.
D. Nháy chuột tên cột C.
Đáp án đúng là: D
Trên trang tính, để chọn cột C thao tác nhanh nhất là nháy chuột tên cột C .
Câu 4. Chương trình bảng tính, ngoài chức năng tính toán còn có chức năng:
A. Tạo biểu đồ.
B. Tạo trò chơi.
C. Tạo video
D. Tạo nhạc.
Đáp án đúng là: A
Chương trình bảng tính là ứng dụng giúp ghi lại và trình diễn thông tin dưới dạng bảng, hoàn toàn có thể thực thi những đo lường và thống kê phức tạp hoặc màn biểu diễn những tài liệu bằng biểu đồ.
Câu 5. Trong chương trình bảng tính, khi mở một bảng tính mới thường có:
A. Hai trang tính trống.
B. Một trang tính trống.
C. Ba trang tính trống.
D. Bốn trang tính trống.
Đáp án đúng là: C
Một bảng tính là 1 tập tin gồm có nhiều trang tính, một bảng tính mới sẽ gồm có ba trang tính trống (sheet 1, sheet 2, sheet 3) .
Câu 6. Các thành phần chính trên trang tính gồm có:
A. Hộp tên, khối, các ô tính.
B. Hộp tên, khối, các hàng.
C. Hộp tên, thanh công thức, các cột.
D. Hộp tên, khối, thanh công thức.
Đáp án đúng là: D
Các thành phần chính trên trang tính gồm có:
– Hộp tên: ô bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được trỏ tới
– Khối: là một nhóm những ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối hoàn toàn có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột và mỗi khối có địa chỉ của riêng mình.
– Thanh công thức: cho biết nội dung của tài liệu đang được chọn, còn hoàn toàn có thể nhập, sửa nội dung của tài liệu đó.
Câu 7. Trên trang tính, hộp tên hiển thị D6 cho ta biết:
A. Địa chỉ của ô tại cột 6 hàng D.
B. Địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.
C. Địa chỉ của ô tại hàng D đến hàng 6.
D. Địa chỉ của ô tại cột D từ hàng 1 đến hàng 6.
Đáp án đúng là: B
Vì địa chỉ của một ô là cặp tên hàng và cột.
Câu 8. Để chèn thêm một cột trống ta chọn:
A. Trong dải lệnh Home → Insert → Cell
B. Trong dải lệnh Home → Insert → Row
C. Trong dải lệnhHome → Insert → Column
D. Trong dải lệnhHome → Format
Đáp án đúng là: A
Để chèn thêm một cột trống ta chọn: Trong dải lệnh Home → Insert → Cell
Câu 9.Để xóa toàn bộ cột/hàng, sau khi đã chọn cột/hàng cần xóa ta chọn:
A. Trong dải lệnh Home → Insert → Cell
B. Trong dải lệnh Home → Delete
C. Trong dải lệnh Home → Insert → Column
D. Trong dải lệnh Home → Format
Đáp án đúng là: B
Để xóa toàn bộ cột/hàng, sau khi đã chọn cột/hàng cần xóa trong dải lệnh Home nháy chuột chọn Delete
Câu 10. Để xóa dữ liệu ta thao tác:
A. Nhấn phím Delete hoặc phím Backspace.
B. Trong dải lệnh Home → Insert → Cell.
C. Chọn ô có dữ liệu muốn xóa → Nhấn phím Delete hoặc phím Backspace.
D. Trong dải lệnh Home → Format.
Đáp án đúng là: C
Để xóa dữ liệu ta thao tác: Chọn ô có dữ liệu muốn xóa→ Nhấn phím Delete hoặc phím Backspace.
Câu 11. Địa chỉ của một ô là:
A. Giao của hàng và cột.
B. Cặp tên hàng và cột.
C. Tập hợp nhiều ô liền nhau.
D. Ý kiến khác.
Đáp án đúng là: B
Địa chỉ của một ô là cặp tên hàng và cột ví dụ D5.
Câu 12. Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, em chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím:
A. Alt
B. Tab
C. Shift
D. Ctrl
Đáp án đúng là: D
Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, em chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl.
Câu 13. Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3, ... là:
A. Tên của tệp tin bảng tính
B. Tên của các trang tính
C. Tên của các cột trong bảng tính
D. Tên của các hàng trong bảng tính
Đáp án đúng là: B
Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3, ... là tên của các trang tính.
Câu 14. Chọn đáp án đúng?
Trong trang tính:
A. Ô là nơi chứa dữ liệu.
B. Ô là giao của cột và hàng.
C. Mỗi ô có một địa chỉ riêng.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án đúng là: D
Trong trang tính ô là nơi chứa dữ liệu, là giao của cột và hàng và mỗi ô có một địa chỉ riêng.
Câu 15. Thao tác nhập dữ liệu vào một ô trang trang tính:
A. Chọn ô, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
B. Chọn ô, gõ dấu =, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
C. Nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
D. Tất cả các thao tác trên.
Đáp án đúng là: A
Thao tác nhập dữ liệu vào một ô trang trang tính là chọn ô, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter.
>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Tin học 7 Cánh diều bài 3
Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Tin học lớp 7 bài 2: Làm quen với trang tính sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Tin học lớp 7 Kết nối tri thức và Tin học 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.