Lý thuyết Tin học 7 Cánh diều bài 1
Với nội dung bài Lý thuyết Tin học lớp 7 bài 1: Tìm kiếm tuần tự sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 7.
Bài: Tìm kiếm tuần tự
A. Lý thuyết Tin học 7 bài 1
1. Tìm kiếm tuần tự một số trong dãy số
- Quy trình để tìm một số trong dãy số không sắp thứ tự được minh hoa qua ví dụ sau:
Ví dụ: Cho dãy số 18, 94, 42, 06, 42, 44, 06, 55, 12, 67. Hãy tìm xem có số 44 trong dãy này hay không. Nếu có thì đưa ra vị trí đầu tiên tìm thấy.
Dãy xuất phát
Gọi số phải tìm là x (x = 44). Các bước thực hiện tìm kiếm như sau:
Hình 1.1: Minh họa các bước tìm kiếm tuần tự
Nếu thay x = 30 thì các bước tìm kiếm x trong dãy trên không dừng lại ở bước 4 mà tiếp tục cho đến hết dãy và kết luận “Không tìm thấy x trong dãy”.
2. Thuật toán tìm kiếm tuần tự
Ý tưởng thuật toán tuần tự: Xuất phát từ đầu dãy, nếu có số ở đầu dãy không phải số cần tìm thì chuyển sang số tiếp theo, cứ thế cho đến khi tìm được hoặc xét hết dãy.
Mô tả thuật toán:
3. Bài toán tìm kiếm
Bài toán tìm kiếm trong dãy không sắp thứ tự
- Khi dãy không sắp thứ tự thì cần thực hiện tìm kiếm tuần tự.
Ví dụ: Tập bài kiểm tra của lớp chưa được xếp theo thứ tự bảng chữ cái đối với tên học sinh, muốn tìm bài của em, giáo viên sẽ xem tên học sinh trên từng bài, cho đến bài của em.
Bài toán tìm kiếm trong dãy đã sắp thứ tự
Ví dụ: Tương tự như ví dụ trên, nếu danh sách tên học sinh trong lớp được xếp theo thứ tự chữ cái trong từ điển thì em có thể nhanh chóng thấy tên của mình.
B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 bài 1
Câu 1.Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự thao tác được lặp đi lặp lại là:
A. Thao tác so sánh.
B. Thao tác thông báo.
C. Thao tác đếm số lần lặp.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án đúng là: A
Thao tác so sánh từng phần tử của dãy với số cần tìm được lặp đi lặp lại cho tới khi tìm thấy kết quả hoặc tìm hết dãy.
Câu 2. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự có mấy khả năng xảy ra khi kết thúc tìm kiếm tuần tự:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là: B
Hai khả năng xảy ra khi kết thúc tìm kiếm tuần tự là tìm thấy hoặc xét hết dãy và không tìm thấy kết quả cần tìm kiếm.
Câu 3. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự, việc tìm kiếm tuần tự kết thúc ở giữa chừng của dãy khi:
A. Không tìm thấy kết quả mong muốn.
B. Đã tìm thấy kết quả mong muốn.
C. Điều kiện tìm kiếm sai.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án đúng là: B
Việc tìm kiếm tuần tự kết thúc ở giữa chừng của dãy khi đã tìm thấy kết quả mong muốn.
Câu 4. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự, việc tìm kiếm dò tìm đến phần tử cuối dãy khi:
A. Không tìm thấy kết quả mong muốn.
B. Kết quả nằm ở cuối dãy.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án đúng là: C
Việc tìm kiếm tuần tự dò tìm đến phần tử cuối dãy khi không tìm thấy kết quả mong muốn hoặc kết quả đó nằm ở cuối dãy.
Câu 5. Có mấy loại bài toán tìm kiếm tuần tự:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là: B
Có hai loại bài toán tìm kiếm là:
- Tìm kiếm trong dãy không sắp thứ tự.
- Tìm kiếm trong dãy đã sắp thứ tự.
Câu 6. Cho một dãy số: 12, 13, 32, 45, 33. Các bước của thuật toán “tìm xem số 13 có trong dãy này không” là:
A. Bước 1: Số đang xét là số ở đầu dãy; Kết quả=chưa tìm thấy
Bước 2: Lặp khi (chưa xét hết dãy) và (kết quả=chưa tìm thấy):
Nếu số đang xét ≠13: Chuyển xét số tiếp theo trong dãy.
Trái lại kết quả=tìm thấy
Hết nhánh
Hết lặp
Bước 3: Nếu kết quả=chưa tìm thấy: Thông báo không có số 13 trong dãy.
Hết nhánh.
B. Bước 1: Số đang xét là số ở đầu dãy; Kết quả=chưa tìm thấy
Bước 2: Lặp khi (chưa xét hết dãy) và (kết quả=chưa tìm thấy):
Nếu số đang xét ≠13: Chuyển xét số tiếp theo trong dãy.
Trái lại kết quả=tìm thấy
Hết nhánh
Hết lặp
C. Nếu số đang xét ≠13: Chuyển xét số tiếp theo trong dãy.
Trái lại kết quả=tìm thấy
D. Lặp khi (chưa xét hết dãy) và (kết quả=chưa tìm thấy):
Nếu số đang xét ≠13: Chuyển xét số tiếp theo trong dãy.
Trái lại kết quả=tìm thấy
Đáp án đúng là: A
Các bước của thuật toán “ tìm xem số 13 có trong dãy này không” là:
Bước 1: Số đang xét là số ở đầu dãy; Kết quả=chưa tìm thấy
Bước 2: Lặp khi (chưa xét hết dãy) và (kết quả=chưa tìm thấy):
Nếu số đang xét ≠13: Chuyển xét số tiếp theo trong dãy.
Trái lại kết quả=tìm thấy
Hết nhánh
Hết lặp
Bước 3: Nếu kết quả=chưa tìm thấy: Thông báo không có số 13 trong dãy.
Hết nhánh.
Câu 7. Cho một dãy số: 12, 13, 32, 45, 33. Số lần so sánh trong bài toán “Tìm xem số 13 có trong dãy này không” là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là: B
Có 2 lần so sánh trong bài toán tìm kiếm trên vì
- Lần 1: So sánh số đang xét ở đầu dãy, kết quả =chưa tìm thấy
- Lặp lần 2: So sánh số đang xét=13, kết quả = tìm thấy
Câu 8. Cho một dãy số: 12, 14, 32, 45, 33. Kết quả của bài toán “Tìm xem số 13 có trong dãy này không” là:
A. Không tìm thấy.
B. Tìm thấy.
C. Tìm thấy ở đầu dãy.
D. Tìm thấy ở cuối dãy.
Đáp án đúng là: A
Vì số 13 không có trong dãy.
Câu 9. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự, việc tìm kiếm sẽ dừng khi:
A. Đã tìm kiếm hết dãy.
B. Đã tìm thấy kết quả mong muốn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án đúng là: C
Việc tìm kiếm tuần tự dừng khi đã tìm thấy kết quả mong muốn hoặc đã kiểm tra hết dãy.
Câu 10. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về thuật toán tìm kiếm tuần tự:
A. Hai khả năng xảy ra khi kết thúc tìm kiếm tuần tự là tìm thấy hoặc xét hết dãy và không tìm thấy kết quả cần tìm kiếm.
B. Việc tìm kiếm tuần tự dò tìm đến phần tử cuối dãy khi không tìm thấy kết quả mong muốn hoặc kết quả đó nằm ở cuối dãy.
C. Có hai loại bài toán tìm kiếm là: Tìm kiếm trong dãy không sắp thứ tự và tìm kiếm trong dãy đã sắp thứ tự.
D. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với những bài toán đã được sắp xếp.
Đáp án đúng là: D
Có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự cho hai dạng là: Tìm kiếm trong dãy không sắp thứ tự và tìm kiếm trong dãy đã sắp thứ tự.
Câu 11. Cho một dãy số: 12, 13, 32, 45, 33. Kết quả của bài toán “Tìm xem số 33 có trong dãy này không” là:
A. Tìm thấy.
B. Không tìm thấy.
C. Không có kết quả.
D. Kết quả sai.
Đáp án đúng là: A
Vì số 33 có trong dãy
Câu 12. Khi dãy không có thứ tự, ta áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để:
A. Không bỏ sót cho đến khi tìm thấy hoặc tìm hết dãy và không tìm thấy.
B. Tìm kiếm nhanh hơn.
C. Tìm thấy kết quả mong muốn.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án đúng là: A
Dãy không có thứ tự ta áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để: Không bỏ sót cho đến khi tìm thấy hoặc tìm hết dãy và không tìm thấy.
Câu 13. Điều kiện lặp trong bài toán tìm kiếm tuần tự là:
A. Kết quả= tìm thấy.
B. Chưa xét hết dãy số và kết quả=chưa tìm thấy.
C. Xét hết dãy số
D. Cả A và C đều đúng
Đáp án đúng là: B
Điều kiện lặp trong bài toán tìm kiếm tuần tự là: Chưa xét hết dãy số và kết quả=chưa tìm thấy.
Câu 14. Trong các bài toán sau bài toán nào có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự:
A. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tìm xem số 34 có trong dãy này không.
B. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tìm xem số 45 ở vị trí nào trong dãy.
C. Cho dãy số 12, 34, 45, 67. Hãy tính tổng các phần tử trong dãy.
D. Cả A và B
Đáp án đúng là: D
Tìm xem 1 số nào đó có xuất hiện trong dãy không hay ở vị trí nào trong dãy đều có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự:
Câu 15. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm tuần tự?
A. Dãy không có thứ tự ta áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để: Không bỏ sót cho đến khi tìm thấy hoặc tìm hết dãy và không tìm thấy.
B. Điều kiện lặp trong bài toán tìm kiếm tuần tự là kết quả= tìm thấy.
C. Việc tìm kiếm tuần tự dò tìm đến phần tử cuối dãy khi tìm thấy kết quả mong muốn.
D. Chỉ có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự cho bài toán đã được sắp xếp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Dãy không có thứ tự ta áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để: Không bỏ sót cho đến khi tìm thấy hoặc tìm hết dãy và không tìm thấy.
>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Tin học 7 Cánh diều bài 2
Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Tin học lớp 7 bài 1: Tìm kiếm tuần tự sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Tin học lớp 7 Kết nối tri thức và Tin học 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.