Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 5 đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024

VnDoc giới thiệu Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 năm 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đề thi Văn 7 giữa học kì 2 được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng, bám sát kiến thức trong SGK, giúp các em ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Lưu ý: Toàn bộ 5 đề thi và đáp án có trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

1. Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7 KNTT số 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người

PHẦN II. VIẾT (6 ĐIỂM)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

Đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT

Câu

Yêu cầu

Điểm

I. Đọc hiểu

1

(1.0 điểm).

- Đoạn văn trên được trích trong văn bản Con hổ có nghĩa.

- Thuộc thể loại văn học trung đại

0,5đ

0,5đ

2

(1.0 điểm).

Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên: nhảy nhót, dụi, gầm, chạy, đưa đến.

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

(1.0 điểm).

- Đoạn văn trên sử dụng phép nhân hoá

-Tác dụng: Làm cho hổ gần gũi với người và tăng tính hấp dẫn của bài văn

0,5đ

0,5đ

4

(1.0 điểm).

Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí cho con người

- Đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: Biết ơn người đã cứu giúp mình.

- Phê phán những kẻ sống vô tình, vô nghĩa, quên ơn

1.0

Phần II. Viết

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

a.Yêu cầu Hình thức

- Thể loại : Nghị luận

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b.Yêu cầu nội dung

a.Mở bài: - Giới thiệu Vai trò của sách và đưa vấn đề cần nghị luận : Sách là để đọc, không phải để trưng bày”

0,5đ

b.Thân bài : trình bày quan điểm tập trung vào các ý:

-Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu của con người.

-Sách sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu khám phá, chinh phục của con người.

-Dùng lí lẽ để khuyên: Bạn hãy cầm lấy sách mà đọc. vì

Sách hàm chứa văn hoá của dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, gợi tư duy và kích thích trí tưởng tượng của con người (lấy dẫn chứng).

-Hành động đọc sách là khám phá và chinh phục.

(lấy dẫn chứng)

-Đọc sách để hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

- Sách sinh ra không phải để trưng bày, khoe của. Sách cũng không nên trở thành vật cổ rêu phong.

=>Khẳng định vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng.

4,0đ

c.Kết bài : Liên hệ bản thân

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

Ma trận đề kiểm tra Văn giữa kì 2 lớp 7

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc- hiểu:

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

-Nhận diện Thể loại VB đặc điểm

- Phát hiện động từ

-Biện pháp tu từ, tác dụng.

- Hiểu ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40

II. Viết

Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận

Mở rộng vấn đề

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 5

50 %

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ %: 60

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm:5.0

50%

Số điểm: 1

10%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT số 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THẦY BÓI XEM VOI

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền bảo người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem. Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!

Thầy sờ tai bảo:

- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!

Thầy sờ chân cãi lại:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

(Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?

A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.

B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng.

C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.

D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.

Câu 2: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể bằng lời của ai?

A. Lời của con voi.

B. Lời của ông thầy bói.

C. Lời của người kể chuyện.

D. Lời của người quản voi.

Câu 3: Trong câu sau có bao nhiêu số từ?

“Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.”

A. Bốn

B. Ba

C. Hai

D. Một

`Câu 4: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt, phiến diện, không cụ thể

B. Không xem xét voi bằng mắt mà xem bằng tay.

C. Không xem xét toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét.

D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới việc tranh cãi của năm ông thầy bói?

A. Do các thầy không có chung ý kiến.

B. Do không hiểu biết, xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật.

C. Do năm ông thầy bói đều cho rằng mình đúng.

D. Do các thầy không nhìn thấy.

Câu 6. Ý nào nói đúng về ý nghĩa của thành ngữ “Thầy bói xem voi”?

A. Nói về cách đánh giá loài vật thông qua hình thức bề ngoài.

B. Nói về những người bị mù làm nghề xem bói.

C. Nói về cách xem xét sự vật, sự việc phiến diện.

D. Nói về sự thiếu hiểu biết, môi trường sống hạn hẹp.

Câu 7: Truyện “Thầy bói xem voi” phê phán điều gì?

A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.

B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.

C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.

D. Phê phán thái độ không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.

Câu 8: Nhận xét nào đúng với truyện “Thầy bói xem voi”?

A. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần học tập chăm chỉ để mở rộng hiểu biết.

B. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

C. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

D. “Thầy bói xem voi” khuyên ta phải biết bảo vệ ý kiến của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9: Em có nhận xét gì về hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói?

Câu 10: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện “Thầy bói xem voi”?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

----------------------Hết----------------------

Xem đáp án, bảng ma trận tại đây: Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT số 2

3. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 KNTT số 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

BỆNH LỀ MỀ

Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.

Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát ...chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.

Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.

Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay một giờ!

Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

(Theo Phương Thảo - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 20)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản “Bệnh lề mề” thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản biểu cảm

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản tự sự

D. Văn bản thuyết minh

Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

A. Việc ăn mặc không đúng tác phong.

B. Việc nói năng thiếu văn hóa

C. Việc coi thường giờ giấc.

D. Việc vứt rác bừa bãi.

Câu 3: Nhận định nào không đúng về văn bản “Bệnh lề mề”?

A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết.

B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn bạc.

C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ rõ ràng, cụ thể.

D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào?

“Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. ”

A. Phép thế

B. Phép lặp

C. Phép liên tưởng

D. Phép nối

Câu 5: Ý nào không đúng khi nói về “tác hại của bệnh lề mề” từ văn bản trên?

A. Bệnh lề mề gây hại cho tập thể.

B. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không bàn bạc tháu đáo.

C. Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng.

D. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt.

Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu sau dùng để làm gì?

Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát ...chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ.

A. Tỏ ý còn nhiều hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.

D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 7: Văn bản “Bệnh lề mề” bàn về những khía cạnh nào của vấn đề?

A. Biểu hiện, nguyên nhận, mặt lợi, giải pháp

B. Biểu hiện, nguyên nhận, mặt hại, giải pháp

C. Khái niệm, nguyên nhận, mặt lợi, giải pháp

D. Khái niệm, nguyên nhận, mặt hại, giải pháp

Câu 8: Văn bản “Bệnh lề mề” sử dụng phép lập luận nào?

A. Phép lập luận giải thích

B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ

C. Phép liệt kê và đưa số liệu

D. Phép lập luận phân tích và chứng minh

Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến sau đây không? Vì sao?

Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 KNTT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

C

0,5

6

A

0,5

7

B

0,5

8

D

0,5

9

Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý kèm lí giải hợp lí

1,0

10

HS nêu được ít nhất 01 bài học về việc sử dụng thời gian:

Gợi ý:

- Cần tuân thủ thời gian để không ảnh hưởng đến người khác và công việc chung

- Phải có kế hoạch cụ thể để không lãng phí thời gian...

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

- Triển khai các vấn đề nghị luận

- Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, …

- Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

0,5

4. Đề thi Văn 7 giữa kì 2 KNTT - Đề 4

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyền thuyết.

D. Thần thoại.

Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.

B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.

C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.

D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.

B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.

C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.

D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.

Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. Chỉ nguyên nhân.

B. Chỉ thời gian.

C. Chỉ mục đích.

C. Chỉ phương tiện.

Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A. Kiến không thích đi chơi.

B. Kiến không thích châu chấu.

C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.

D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.

Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, lười biếng.

B. Những người chăm chỉ.

C. Những người biết lo xa .

D. Những người chỉ biết hưởng thụ.

Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.

B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.

C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.

D. Được mùa ngô và lúa mì.

Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A. Không còn sức để làm.

B. Không có sức khỏe.

C. Yếu đuối.

D. Yếu ớt.

Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?

Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

---------- HẾT ----------

Đáp án đề thi giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

A

0,5

3

D

0,5

4

B

0,5

5

C

0,5

6

A

0,5

7

B

0,5

8

A

0,5

9

- HS nêu được : - Em sẽ nghe theo lời kiến

- Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

1,0

10

Bài học rút ra:

- Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng.

- Biết nhìn xa trông rộng.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì?

- Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh.

- Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử.

- Đề xuất giải pháp.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản.

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện.

- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…)

Vận dụng:

Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án. Để luyện thêm các đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 7 trên VnDoc nhé. Chúc các em đạt điểm cao trong bài thi sắp tới của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm