Bộ Đề thi giữa kì 2 lớp 7 Cánh Diều năm 2024 - Tất cả các môn

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 sách Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 sách Cánh Diều đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh,..... Các đề thi được VnDoc tổng hợp để các em học sinh nắm được bố cục đề thi cho từng môn học sách mới. Bộ đề thi có kèm file tải từng môn, mời các bạn truy cập vào từng môn để tải về

Các đề thi lớp 7 sách Cánh Diều bao gồm đáp án và bảng ma trận.

Link tải từng đề thi chi tiết:

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Find the word which has a different sound in the part underlined

1. A. hobby

B. hour

C. hotel

D. hot

2. A. knife

B. of

C. leaf

D. life

3. A. junk

B. sun

C. put

D. adult

Choose the bold word that has a different stress pattern from the others

1. A. farmer

B. farewell

C. factory

D. fairy

2. A. profit

B. comfort

C. actor

D. suggest

Choose the correct answer

1. Nick eats a lot of fast food and he ___________ on a lot of weight

A. takes

B. puts

C. spends

D. brings

2. He reads in the dim light for a long time, and now he must wear ___________.

A. headphones

B. earphones

C. sunglasses

D. reading glasses

3. Watching too much television is not good ____________ you or your eyes.

A. with

B. to

C. at

D. for

4. Wash your face regularly and have a healthful diet, and you can avoid __________ before it happens.

A. acne

B. chapped lips

C. pain

D. flu

5. I join a photography club, and all members love __________ a lot of beautiful photos.

A. take

B. taking

C. make

D. making

6. Will you ___________ making models in the future?

A. pick up

B. look for

C. take up

D. find

7. My family enjoys ____________ because we can sell vegetables and flowers ________ money.

A. garden - to

B. gardening - for

C. gardening - with

D. garden - of

8. We want teaching that encourages children’s ____________.

A. art

B. creative

C. creativity

D. collection

Complete the sentences with a, an, some or any

1. Have you got __________ new car?

2. Tom has __________ books for his favourite subject Maths

3. There aren’t __________ good singers in the band.

4. I’m reading __________interesting book at the moment

5. We want __________ cheese for the pasta.

Read the text carefully, then answer the questions.

My name’s Susan. I have two favourite hobbies. My first hobby is reading. I started to do it when I was four years old. The first time I did it, I felt interested. So I kept reading. I enjoy reading because it can make me relaxed and calm. Moreover, it can give me an imagination, so I can write books in the future. I can learn the different cultures and customs of other countries in the world, too.

My second hobby is gardening. I have made a small garden and planted many beds of flowers. In the spring season, my garden is full of beautiful flowers. I have a separate plot for vegetables – carrots, potatoes, etc. In the evening, I water the plants and remove the weeds. I love sitting in my garden and reading my books. It is very pleasant to be there!

1. What are Susan’s hobbies?

___________________________________________

2. When did she start reading?

___________________________________________

3. How did she feel when she first read a book?

___________________________________________

4. Why does she enjoy reading?

___________________________________________

5. What has she planted in her garden?

___________________________________________

6. When does she water plants?

___________________________________________

Rewrite the sentences, using the words in the brackets. Change other words in the sentence if necessary

1. The new restaurant looks good. It seems to have few customers. (however)

________________________________________________________________

2. We had planned to walk right round the lake. The heavy rain made this impossible. (although)

________________________________________________________________

3. Brian Stone is a famous singer. He can’t sing folk song. (despite)

________________________________________________________________

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây.

Câu 1. Thảo ghi chiều cao (cm) của các bạn học sinh tổ 1 lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:

130

145

− 150

141

155

151

Số liệu không hợp lí là

A. 155;

B. 141;

C. − 150;

D. 130.

Câu 2. Cho biểu đồ dưới đây

Đề thi Giữa kì 2 Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Tiêu chí thống kê là:

A. Giai đoạn 2000 – 2006;

B. Các năm: 2000; 2005; 2010; 2016;

C. Thủy sản;

D. Sản lượng khai thác thủy sản (nghìn tấn).

Câu 3. Biểu đồ đoạn thẳng trong hình dưới đây biểu diễn điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh từ tuần 1 đến tuần 5.

Đề thi Giữa kì 2 Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

Hãy cho biết điểm 7 của bạn Khanh đạt vào tuần nào?

A. Tuần 1 và tuần 2;

B. Tuần 1 và tuần 4;

C. Tuần 2 và tuần 4;

D. Tuần 2 và tuần 5.

Câu 4. Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn loại thực phẩm yêu thích trong 5 loại: Bánh rán, Nước ép, Bánh, Trà, Cà phê của học sinh khối 7 ở trường THCS Thanh Đa. Mỗi học sinh chỉ được chọn một loại thực phẩm khi được hỏi ý kiến như hình bên dưới.

Đề thi Giữa kì 2 Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

Hỏi tổng số học sinh chọn món Trà và Bánh rán chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 41%;

B. 36%;

C. 64%;

D. 37%.

Câu 5. Khi tung một đồng xu cân đối một lần và quan sát mặt xuất hiện của nó. Số kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là:

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 6. Xác suất của biến cố trong trò chơi có 10 kết quả có thể xảy ra là 2525. Số kết quả thuận lợi của biến cố đó là

A. 5;

B. 2;

C. 4;

D. 6.

Câu 7. Cho ∆ABC vuông tại A. Khi đó

A. \hat{B} + \hat{C}=90°;

B. \hat{B} + \hat{C} =180°;

C. \hat{B} + \hat{C}=100°;

D. \hat{B} + \hat{C}==60°.

Câu 8. Cho tam giác ABC. Bất đẳng thức nào dưới đây sai?

A. AB + AC > BC;

B. BC – AB < AC;

C. BC + AB > AC;

D. BC – AC > AB

Câu 9. Cho tam giác MNP có \hat{M} = 80° và \hat{N} =50°. So sánh độ dài NP và MP là:

A. NP > MP;

B. NP = MP;

C. NP < MP;

D. Không đủ điều kiện để so sánh.

Câu 10. Cho tam giác ABC và DEH trong hình dưới đây.

Đề thi Giữa kì 2 Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án (4 đề) (ảnh 4)

Khẳng định đúng là:

A. ∆ABC = ∆DEH;

B. ∆ABC = ∆HDE;

C. ∆ABC = ∆EDH;

D. ∆ABC = ∆HED.

Câu 10. Cho tam giác ABC và tam giác MNP có AB = MP, AC = NM, BC = NP. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. ∆ABC = ∆MNP;

B.∆ABC = ∆NMP;

C.∆ABC = ∆PMN;

D.∆ABC = ∆MPN.

Câu 11. Phát biểu đúng là

A. Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này lần lượt bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;

B. Nếu hai cạnh và một góc của tam giác này bằng hai cạnh và một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;

C. Nếu hai cạnh của tam giác này bằng hai cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;

D. Nếu một góc của tam giác này bằng một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Câu 12. Cho tam giác ABC có M là trung điểm cạnh BC. Kẻ tia Ax đi qua M. Qua B, C lần lượt kẻ các đường thẳng vuông góc với Ax, cắt Ax tại H và K. So sánh BH và CK.

A. BH < CK;

B. BH = 2CK;

C. BH > CK;

D. BH = CK.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm) Xét tính hợp lí của các dữ liệu trong mỗi bảng thống kê sau:

a)

Lớp

Sĩ số

Số học sinh tham gia ngoại khóa

7A1

39

42

7A2

42

10

7A3

45

15

7A4

43

26

Tổng

169

60

b)

Kết quả kiểm tra thường xuyên môn Toán đợt 1

Tỉ lệ phần trăm

Từ 8 điểm trở lên

45%

Từ 6,5 điểm đến 7,9 điểm

110%

Từ 5,0 điểm đến 6,4 điểm

35%

Từ 3,5 điểm đến 4,9 điểm

10%

Dưới 3,5 điểm

200%

Bài 2. (1,0 điểm) Một hộp có 48 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; …; 48. Hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chính phương”.

Bài 3. (3,0 điểm)

Cho tam giác ABC vuông tại A, \widehat{B}={{60}^{0}}, AB = 5cm. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại E.

a. Chứng minh rằng \Delta ADB=\Delta BDE

b. Chứng minh tam giác AEB là tam giác đều.

c. Tính BC.

Bài 4. (1,0 điểm) Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu (ước đạt) 6,5 triệu tấn gạo, thu được 3,07 tỉ đô la Mỹ. Biểu đồ hình quạt tròn ở bên dưới biểu diễn khối lượng xuất khẩu của mỗi loại gạo trong tổng số gạo xuất khẩu (tính theo tỉ số phần trăm).

Dựa vào thông tin thu thập từ biểu đồ trên để trả lời các câu hỏi sau:

a)Tính số lượng gạo trắng và số lượng gạo nếp được xuất khẩu năm 2020?

b) Số lượng gạo trắng xuất khẩu nhiều hơn số lượng gạo thơm là bao nhiêu?

Xem đáp án tại đây: Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều có đáp án

Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 Cánh diều

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?

A. Thanh thép bị nóng lên.

B. Thanh thép trở thành một nam châm.

C. Thanh thép phát sáng.

D. Thanh thép bị chảy ra.

Câu 2: Hai đầu A, B của thanh nam châm chữ U trong hình vẽ tương ứng với từ cực nào?

A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.

B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.

C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.

D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

Câu 3: Đường sức từ của Trái Đất có hình dạng

A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.

B. những đường thẳng nối từ cực Bắc sang cực Nam.

C. những đường gấp khúc nối từ cực Bắc sang cực Nam.

D. những đường thẳng song song với hai cực ở hai bên.

Câu 4: Để nhận biết không gian xung quanh có từ trường hay không ta có thể dùng dụng cụ nào?

A. Điện kế.

B. La bàn.

C. Áp kế.

D. Tốc kế.

Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là

A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

Câu 6: Sử dụng thức ăn thiếu protein thì vật nuôi thường sẽ có biểu hiện là

A. chậm lớn và gầy yếu.

B. còi xương và chậm lớn.

C. béo phì và còi xương.

D. còi xương và gầy yếu.

Câu 7: Sự xuất hiện hoa và hạt của cây hoa hướng dương là dấu hiệu của sự

A. sinh trưởng.

B. phát triển.

C. trao đổi chất.

D. chuyển hóa năng lượng.

Câu 8: Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

A. Đặc điểm của loài.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Dinh dưỡng.

Câu 9: Mô phân sinh là

A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.

C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.

D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

Câu 10: Các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa diễn ra trình tự nào dưới đây?

A. Hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.

B. Hạt → Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.

C. Hạt → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hạt nảy mầm.

D. Hạt nảy mầm → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây ra hoa → Cây trưởng thành → Cây tạo quả → Hạt.

Câu 11: Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây nào sau đây?

A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.

B. Cây súp lơ xanh, su hào, cây bắp cải, cây họ Đậu.

C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.

D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây su hào, cây rau mùi, xà lách.

Câu 12: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho

A. quá trình quang hợp của cây.

B. quá trình sinh trưởng của cây.

C. quá trình hô hấp của cây.

D. quá trình phát triển của cây.

Câu 13: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là

A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi.

C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi.

D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian.

Câu 14: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở

A. trong trứng đã thụ tinh.

B. trong cơ thể mẹ.

C. ngoài tự nhiên.

D. trong môi trường nước.

Câu 15: Biện pháp nào sau đây thường được áp dụng để điều khiển sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc?

A. Cho gia súc uống thật nhiều nước.

B. Thực hiện các biện pháp biến đổi gene của gia súc.

C. Sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích.

D. Chăn nuôi gia súc đúng thời vụ.

Câu 16: Cần phải giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để

A. hạn chế tối đa nguy cơ hóa chất gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

B. hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

C. hạn chế tối đa nguy cơ chất phóng xạ gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

D. hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có 3 thanh nam châm thẳng: AB, CD, EF. Nếu đưa đầu B lại gần đầu C thì hai đầu hút nhau. Nếu đưa đầu D lại gần đầu F thì hai đầu đẩy nhau. Biết E là cực Nam của nam châm EF. A sẽ là cực nào?

Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Câu 3 (2,5 điểm):

a) (2 điểm): Trình bày 4 ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

b) (0,5 điểm): Hãy nêu quan điểm của em về thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích sinh trưởng.

Đề thi giữa kì 2 Tin học lớp 7 Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1 (F.1TH.a4): Để kích hoạt ô D150 nằm ngoài phạm vi màn hình, ngoài cách dùng chuột và các thanh cuốn em có thể:

A. Gõ D150 vào thanh công thức

B. Nháy chuột tại nút tên hàng 150

C. Nháy chuột tại nút tên cột D

D. Gõ địa chỉ D150 vào hộp tên

Câu 2 (F.1.VD.a1): Khi chèn thêm một hàng tại hàng thứ 7 thì một hàng trống chèn vào nằm ở vị trí nào so với hàng thứ 7

A. Bên phải hàng thứ 7.

B. Bên trên hàng thứ 7

C. Bên dưới hàng thứ 7

D. Bên trái hàng thứ 7

Câu 3 (E.1.NB.a.1): Các kí hiệu đúng dùng để kí hiệu các phép toán trong bảng tính điện tử ?

A. ^ / : x -

B. + - . : ^

C. + - * / ^

D. + - ^ \ x

Câu 4 (F.1.TH.a.3): Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, ta chọn khối đầu tiên rồi…

A. Nhấn giữ phím Delete và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

B. Nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

C. Nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

D. Nhấn giữ phím Alt và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

Câu 5 (E.1.TH.a.2): Chuyển đổi công thức toán học sau 10:2+5x2 sang công thức Excel nhập vào ô tính:

A.=10:2+5x2

B. =10/2+5x2

C.=10/2+5*2

D. =10:2+5*2

Câu 6 (E.1. TH.1.a3) : Hãy cho biết đâu là địa chỉ ô tính :

A. A1

B. B3 :D6

C. B3, D6

D. B4, C4

Câu 7 (E.1.NB.a.1): Đâu là công thức đúng trong Excel :

A. 2.2+3x2

B. 2*2+3*2

C. 2x2+3.2

D. 2x2+3x2

Câu 8 (E.1.NB.a.2): Đâu là địa chỉ ô khối :

A .B2, D2

B. B3:D5

C. B3, D6

D. B4, C4

Câu 9 (E.1.NB.a.3): Để nhập công thức vào ô tính em cần gõ dấu nào vào đầu tiên?

A. =

B. +

C. *

D. /

Câu 10 (E.1.NB.a.2): Hãy chỉ ra đâu là phép toán nhân trong Excel?

A. X

B. *

C. ^

D. &

Câu 11 (E.1. Nb.a.3): Hàm nào sau đây dùng để tính tổng?

A. SUM

B. MAX

C. MIN

D.Count

Câu 12: (E.1.NB a): Để in trang tính em chọn lệnh nào dưới đây:

A. File

B. Save

C. Print

D. Insert

Câu 13:(E.2.NB.a) Cách khởi động phần mềm trình chiếu:

A. Nháy đúp chuột biểu tượng Poweroint trên màn hình.

B. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word.

C. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Excel.

D. Nháy đúp chuột vào bieur tượng Paint.

Câu 14 (E.2.NB.2.a): Một trang chiếu là:

A. Một trang có thể hiển thị văn bản, biểu đồ, hình ảnh và video.

B. Trang chiếu gồm vùng soạn thảo và nút trình chiếu

C. Trang chiếu gồm thanh tiêu đề, thanh công thức.

D. Trang chiếu gồm những nút trình chiếu.

Câu 15 (E.2.NB.a): Để chọn màu nền cho trang chiếu em mở cửa sổ nào:

A. Click chuột phải vào trang chiếuàFormat Background.

B. Click chuột phải vào trang chiếuàNew Side.

C. Click chuột phải vào trang chiếuàDelete Side.

Câu 16 (E.1.TH b). Cho biết kết quả của công thức sau: =MIN(1,0,-2,-1)

A. 1

B. -1

C. 0

D. -2

Câu 17: (E.1.TH b). Cách nhập hàm nào sau đây không hợp lệ?

A. =SUM(A1,A2,5)

B. =SUM (A1,A2,5)

C. =sum(A1,A2,5)

D. =Sum(A1,A2,5)

Câu 18 (E.1.TH b): Cho biết địa chỉ nào là địa chỉ của ô tính?

A. 1B

B. 2A

C. AB

D. C2

Câu 19 (E.1.TH b): Khi dùng địa chỉ ô trong công thức tính toán ưu việt hơn viết số liệu trực tiếp ở điểm nào?

A. Kết quả tự động cập nhật

B. Dễ so sánh

C. Dữ liệu đẹp

D. Dễ tô màu

Câu 20 (E.1.TH b): Cho biết kết quả của công thức sau: =MAX(1,0,-2, 3)

A. 3

B. -1

C. 0

D. -2

Câu 21( E.1.NB.a.2): Để mở hộp thoại Format Cell em thực hiện như thế nào?

A. Home -> Font

B. Home ->Number

C. Home->Alingment

D. View -> Font.

Câu 22: (E.1. Nb.a.3) Hàm nào sau đây tính trung bình cộng?

A. AVEREGE

B. MAX

C. MIN

D.Count

Câu 23 (E.1.NB.a): Hàm tìm giá trị lớn nhất:

A. AVEREGE

B. MAX

C. MIN

D.Count.

Câu 24 (E.1.NB.a): Để chọn kiểu chữ in đậm cho tiêu đề của bảng tính:

A. I (Italic)

B. U (Underline)

C. B (Bold)

D. Font

Câu 25 (E.1.NB.a) Ô A1 có số 1.753. Sau khi chọn ô A1, nháy chuột 1 lần vào nút . Kết quả hiển thị ở ô A1 là:

A. 1.753

B. 1.75

C. 1.76

D. 1.74

Câu 26 (E.2.NB.a): Để thay đổi cở chữ trên trang chiếu ta thực hiện:

A. Home→Font size

B. Insert→ table

C. Home→ font

D. Insert→Picture

Câu 27 ((E.2.NB.a): Tạo màu nền cho trang chiếu ta thực hiện

A. Home → Fill color .

B. Insert → table

C. Hom → Font

D. Insert→Picture

Câu 28 (E.2.NB.a): Để thay đổi kiểu chữ trên trang chiếu ta thực hiện:

A. Home→Font size

B. Insert→ table

C. Home→ font

D. Insert→Picture

II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)

- Câu 29: (E.1.VD.b): Hãy nêu quy tắt nhập công thức vào ô tính?

- Câu 30: (E.2.VD.) ? Hãy cho biết bày trình chiếu gồm có mấy phần?

- Câu 31: (E.2.VDC.c): cho bảng tính

a) Hãy viết công thức tính điểm trung bình ở ô F5

b) Hãy viết công thức tính điểm trung bình ở ô F6

Đề thi Giáo dục công dân 7 giữa kì 2 Cánh diều

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “ …… là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người”.

A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.

B. Tình huống gây căng thẳng.

C. Bạo lực học đường.

D. Bạo lực gia đình.

Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.

B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.

C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.

D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Được nhận thưởng vì thành tích cao.

B. Không đạt được mục tiêu đã đề ra.

C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.

D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Bạn V được bố mẹ tặng quà nhân ngày sinh nhật.

B. Nhân dịp nghỉ hè, bạn H về quê thăm ông bà nội.

C. Bạn M thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.

D. Bạn K đạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát học đường.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.

B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.

C. Mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của tình huống gây căng thẳng?

A. Khiến con người mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.

B. Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.

C. Là điểm tựa để con người vững bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

D. Gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.

Câu 7. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng?

A. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

C. Tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.

D. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là

A. bạo hành trẻ em.

B. bạo lực gia đình.

C. ngược đãi trẻ em.

D. bạo lực học đường.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Quan tâm, động viên, chia sẻ.

B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự.

C. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.

D. Đánh đập, xâm hại thân thể.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Cô giáo nhắc nhở bạn M vì M thường xuyên trốn học.

B. Anh K mắng con vì con ngịch ngợm, phá phách đồ đạc.

C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.

D. Bạn N nhắc nhở bạn H không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

A. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.

C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.

D. Ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Tính cách bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.

C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.

D. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất và tinh thần.

Câu 13. K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, nên K đã hẹn gặp C cuối giờ học sẽ gặp nhau, dùng “nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn”. Nếu là bạn cùng lớp với K và C, biết được chuyện này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Cổ vũ, kích động các bạn K và C sử dụng bạo lực.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.

C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

D. Rủ các bạn khác ở lại xem hai bạn C và K đánh nhau.

Câu 14. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là

A. 111.

B. 112.

C. 113.

D. 114.

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.

B. Ông M đánh bạn P vì P vô tình làm hỏng đồ dùng của con trai ông.

C. Bạn T rủ L và K cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài.

D. Bạn L xúc phạm A vì A đã làm vô tình làm bẩn quần áo của L.

Câu 16. Khi chứng kiến bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Quay lại clip để tung lên mạng xã hội.

B. Lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.

C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.

D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

Câu 17. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.

B. Livestream nói xấu người khác khi mình bị xúc phạm trên mạng xã hội.

C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.

D. Bao che, dung túng cho người thực hiện hành vi bạo lực học đường.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?

A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.

B. Chỉ có lực lượng công an mới có thể giải quyết bạo lực học đường.

C. Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.

D. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 19. Trên đường đi học về em vô tình bắt gặp nhóm bạn K, T, Q đang đe dọa, trấn lột tiền của bạn V. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.

B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.

C. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.

D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

Câu 20. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm

A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

B. săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.

C. chặt phá rừng; ngược đãi, bạo hành trẻ em.

D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

Câu 21. Bà K là chủ của một đường dây bắt cóc và buôn bán người trái phép qua biên giới. Theo quy định của pháp luật, bà K sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Hình sự.

B. Phạt tiền.

C. Khiến trách.

D. Cảnh cáo.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.

B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.

C. Sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường.

D. Tác động tiêu cực từ môi trường sống không lành mạnh.

Câu 23. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

B. Tệ nạn xã hội chỉ vi phạm chuẩn mực đạo đức không vi phạm pháp luật.

C. Tệ nạn xã hội chỉ xuất phát từ nguyên nhân: thiếu hiểu biết, lười biếng.

D. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 24. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật?

Tình huống. V (14 tuổi) rủ M (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, T là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ V và M chuyển hộ một gói hàng cấm và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho cả hai một khoản tiền hậu hĩnh. V thấy có vẻ hời nên định đồng ý nhưng đã bị M ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật.

A. Bạn V và M

B. Bạn V và anh T.

C. Anh T.

D. Bạn V.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Là học sinh trung học cơ sở, em cần làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bài kiểm tra môn Toán của N được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng. N đã dấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. N hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến N căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, N đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên N đã đi lang thang, không dám về nhà.

Câu hỏi:

a) Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của bạn N trước tình huống gây tâm lí căng thẳng mà N gặp phải?

b) Theo em, học sinh trung học cơ sở cần làm gì để từng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?

Xem đáp án: Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều có đáp án

...........................

Để luyện thêm các đề thi giữa kì 2 lớp 7 khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 7 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu hay cho các em ôn tập và luyện đề. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Cánh diều THCS

Đánh giá bài viết
5 4.437
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm
    Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm VnDoc không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên VnDoc với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ Đề thi giữa kì 2 lớp 7 Cánh Diều năm 2024 - Tất cả các môn