Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2024

VnDoc gửi tới các bạn Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 theo chương trình SGK lớp 7 mới. Đây là tài liệu hay cho các em tham khảo ôn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới, cũng như thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây mời các bạn tải về chi tiết.

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST - Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn: Lịch sử - Địa lí; Lớp 7

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch Sử

1

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

1. Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời Ngô – Đinh – Tiền Lê

6TN

1TL*

3

30%

2. Việt Nam từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIII: thời Lý

2TN

1TL*

1TL

2

20%

Tổng

8

0

0

1

0

1

0

1

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

50%

Tỉ lệ chung

35%

15%

50%

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Chương/ chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

CHÂU PHI

(8 tiết = 4 điểm)

– Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

4TN

1TL*

4 = 40%

– Đặc điểm dân cư, xã hội

1TL*

– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

1TL (a)

– Khái quát về Cộng hoà Nam Phi

1 TL (b)

CHÂU MỸ

(2 tiết = 1 điểm)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mĩ

4TN

1 đ= 10%

Tổng

8 câu

1 câu

1/ 2 câu

1/2 câu

100%

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

50%

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Năm 939 Ngô Quyền đã

A. Xưng vương.

B. Xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc

C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.

D. Đặt lại các chức quan trong triều đình.

Câu 2: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?

A. Bạch Hạc.

B. Hoa Lư

C. Cổ Loa.

D. Phong Châu.

Câu 3: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Trần Lãm.

C. Phạm Bạch Hổ.

D. Ngô Xương Xí.

Câu 4: Năm 965 chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ, sử gọi là

A. Loạn 11 sứ quân.

B. Loạn 12 sứ quân.

C. Loạn 14 sứ quân.

D. Loạn 15 sứ quân.

Câu 5: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

A. Đại Việt.

B. Đại Cồ Việt

C. Đại Nam.

D. Đại Ngu

Câu 6: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời Tiền Lê?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 7: Năm 1009 diễn ra sự kiện gì?

A. Quân Tống xâm lược.

B. Dời đô về thành Đại La.

C. Nhà Đinh thành lập.

D. Nhà Lý thành lập

Câu 8: Năm 1054 Nhà Lý đổi tên nước thành

A. Đại Việt.

B. Đại Cồ Việt.

C. Văn Lang.

D. Vạn Xuân.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Nêu những việc làm chính của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.

Câu 2. Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), em hãy:

a. (1.0 điểm) Nhận xét những nét độc đáo của cuộc kháng chiến.

b. (0.5 điểm) Rút ra một bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay.

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (mỗi ý đúng được 0,25 điểm ).

Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:

A. Núi cao và đồng bằng.

B. Đồng bằng và bồn địa.

C. Bồn địa và sơn nguyên.

D. Sơn nguyên và núi cao.

Câu 2. Hòn đảo lớn nhất châu Phi là

A. Ma-đa-ga-xca.

B. Grơn-len.

C. New Ghi-nê.

D. Ca-li-man-ta.

Câu 3. Phía tây của Châu Phi tiếp giáp với đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Câu 4. Đặc điểm bờ biển châu Phi?

A. Cắt xẻ mạnh.

B. Nhiều vũng, vịnh.

C. Ít bị cắt xẻ, ít vũng, vịnh.

D. Nhiều đảo lớn, nhỏ.

Câu 5. Diện tích châu Mĩ đứng sau châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á.

D. Châu Đại Dương.

Câu 6. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Tây.

B. Bán cầu Đông.

C. Bán cầu Bắc.

D. Bán cầu Nam.

Câu 7. Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ?

A. Ph. Ma-gien-lăng.

B. C. Cô-lôm-bô.

C. S. Ê-ca-nô.

D. V. Ga-ma.

Câu 8. Kênh đào Pa – na – ma nối liền giữa hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương với Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

I. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Trình bày và nêu hậu quả của vấn đề gia tăng dân số tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi?

Câu 2. (1,5 điểm).

a. Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

b. Nêu những hiểu biết của em về tổng thống Nen-xơn Man-đê-na?

.......................Hết..................…

Xem đáp án trong file tải về

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST - Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Châu Mỹ

Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(0,25)

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

1

(0,25)

Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(2,0)

Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh

1

(0,25)

1

(0,25)

1

(0,25)

Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

1

(0,25)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

4

(1,0)

2

(0,5)

1

(2,0)

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài 15. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 - 1226)

2

(0,5)

2

(0,5)

Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)

1

(0,25)

2

(0,5)

Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

2

(0,5)

2

(0,5)

Bài 17. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407)

1

(0,25)

1/2

(1,0)

1/2

(1,0)

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,0)

0

0

1/2

(1,0)

0

1/2

(1,0)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là

A. eo đất Pa-na-ma.

B. vịnh Mê-hi-cô.

C. biển Ca-ri-bê.

D. sơn nguyên Mê-hi-cô.

Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ?

A. Cận cực.

B. Ôn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Câu 4. Miền núi Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ có nhiều khoáng sản là

A. dầu mỏ, khí đốt, vàng, than, kẽm.

B. than đá, dầu mỏ, khí đốt, uranium.

C. đồng, vàng, dầu mỏ, quặng đa kim.

D. dầu mỏ, khí đốt, uranium, than nâu.

Câu 5. Đô thị ở Bắc Mĩ thưa thớt ở khu vực nào sau đây?

A. Phía bắc Ca-na-đa và khu vực nội địa Bắc Mĩ.

B. Khu vực nội địa Bắc Mĩ và Tây Nam Hoa Kì.

C. Tây Nam Hoa Kì, khu vực Tây Bắc Ca-na-đa.

D. Rìa ven biển Đại Tây Dương, vịnh Mê-hi-cô.

Câu 6. Bắc Mĩ có khoáng sản chủ yếu nào sau đây?

A. Than, đồng, chì, vàng và u-ra-ni-um.

B. Than, đồng, sắt, vàng và khí tự nhiên.

C. Than, đồng, chì, man-ga và dầu mỏ.

D. Than, đồng, sắt, bạc và khí tự nhiên.

Câu 7. Các đồng bằng ở Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

B. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta

C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

D. Pam-pa, La Pla-ta, A-ma-dôn.

Câu 8. Dãy An-đet có khí hậu chủ yếu là

A. hoang mạc.

B. hàn đới.

C. núi cao.

D. ôn đới.

Câu 9. Thành phần nhập cư vào Trung và Nam Mĩ chủ yếu từ

A. Bắc Mĩ, châu Đại Dương, châu Âu.

B. châu Âu, châu Á và châu Nam Cực.

C. châu Âu, châu Phi và châu Á.

D. châu Phi, châu Á và Bắc Mĩ.

Câu 10. Rừng A-ma-dôn ở Nam Mỹ có diện tích khoảng

A. 5,3 triệu km2.

B. 5,2 triệu km2.

C. 5,5 triệu km2.

D. 5,4 triệu km2.

Câu 11. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có nền văn hóa cổ nổi tiếng nào sau đây?

A. May-a.

B. A-dơ-tech.

C. In-ca.

D. Ai Cập.

Câu 12. Vùng đồng bằng A-ma-dôn có thảm thực vật chủ yếu nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới.

B. Rừng xích đạo ẩm.

C. Cảnh quan rừng thưa.

D. Rừng cận nhiệt đới.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Thành Tây Đô.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Tháp Báo Thiên.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.

B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.

C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.

D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.

B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.

D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.

Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là

A. quý tộc.

B. nông dân.

C. nô tì.

D. địa chủ.

Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?

A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.

B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.

C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.

D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.

Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.

B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.

D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.

Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh điểm, diệt viện.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.

D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên.

Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) là gì?

A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.

C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.

D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.

Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế - tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?

A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.

B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.

C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.

D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?

b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?

Đáp án đề thi Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-B

4-A

5-A

6-B

7-D

8-C

9-C

10-C

11-D

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

- Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-C

5-A

6-C

7-A

8-D

9-A

10-B

11-C

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Yêu cầu a. So sánh đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ

- Đường lối kháng chiến của nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).

- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh

Yêu cầu b. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:

- Nguyên nhân khách quan: quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, không huy động được toàn dân tham gia chiến đấu chống ngoại xâm (0,25 điểm)

+ Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm, như: không phát huy được sức mạnh toàn dân; đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động, dựa vào thành lũy, vũ khí để chống lại sức mạnh của giặc Minh,…

Trên đây là Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo thêm các đề thi khác tại chuyên mục Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 trên VnDoc. Chuyên mục tổng hợp các đề thi giữa học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho các em luyện đề cũng như các thầy cô giáo tham khảo ra đề thi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm